3 thói quen xấu này ở trẻ là tiềm ẩn khả năng trí thông minh phi thường
Trẻ thông minh thường có 3 thói quen xấu, bố mẹ đừng vội quát mắng, hãy giúp con điều chỉnh phù hợp.
Bố mẹ nào muốn nuôi dạy con ngoan ngoãn, điều đó giúp họ bớt lo lắng rất nhiều. Đối mặt với những đứa trẻ bản năng nghịch ngợm, việc nuôi dưỡng lại càng khó khăn hơn.
Theo góc nhìn từ các chuyên gia, thói quen xấu không có nghĩa là trẻ không thông minh, mà có thể trí não của trẻ linh hoạt, nhanh nhạy nên trẻ sẽ có "tật xấu" khó kiểm soát hơn. Nhưng khi lớn lên sẽ có triển vọng phát triển tốt.
Ngay từ khi trẻ chào đời, bộ não đã ở trạng thái “đang phát triển”, chờ đợi sự trau dồi kỹ lưỡng. Khi não bộ phát triển, trí tưởng tượng, khả năng hiểu biết, khả năng sáng tạo… của trẻ sẽ được rèn luyện và dần hình thành.
Những đứa trẻ thông minh, trí não phát triển hơn thường bộc lộ thói quen xấu như cãi lại, nghịch phá, không chịu ngồi yên....
Hay cãi lời
Khi trẻ bước vào giai đoạn tự nhận thức và ý thức về bản thân tăng lên, một hiện tượng rất phổ biến là hầu hết trẻ em thường thích "cãi lại" bố mẹ. Điều này có thể làm cho bố mẹ cảm thấy quyền lực bị thách thức và mối quan hệ bị căng thẳng.
Tuy nhiên, bố mẹ nên thầm vui mừng khi nhận thấy con cái có xu hướng cãi lại mình. Đây là dấu hiệu cho thấy bộ não của trẻ đang phát triển rất linh hoạt và nhanh nhạy. Trẻ có thể nhanh chóng tổ chức và sử dụng ngôn ngữ để tìm ra những lập luận để phản bác lại những lời răn dạy. Điều này cho thấy trẻ có kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ mạnh mẽ, khả năng tương tác xã hội và tư duy linh hoạt.
Những đứa trẻ như vậy thường có tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề tốt và không ngại thách thức những quan điểm truyền thống. Bố mẹ nên khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển của những kỹ năng này, thay vì coi đó là hành vi cần ngăn chặn. Bởi lẽ, những kỹ năng này rất quan trọng đối với sự thành công và thích nghi trong tương lai của trẻ.
Thích tháo lắp mọi thứ
Nhiều bố mẹ vẫn còn quan niệm rằng đứa trẻ suốt ngày "làm loạn" và "phá nát nhà" là một đứa trẻ nghịch ngợm, có đủ tật xấu. Nhưng thực chất, những hành vi này có thể phản ánh một sự tò mò, khám phá và sự phát triển của trí tưởng tượng ở trẻ.
Thay vì chỉ trích và cấm đoán, bố mẹ cần nhìn nhận hành vi của con một cách tích cực hơn. Bố mẹ nên hướng dẫn và giúp con cách tháo rời, lắp ráp đúng cách, cung cấp nhiều mô hình lắp ráp khác nhau. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển các kỹ năng thực hành mà còn kích thích sự sáng tạo và khám phá.
Khi nhận được sự hướng dẫn và cung cấp môi trường học tập phù hợp, trẻ hoàn toàn có thể vươn lên trở thành những cá nhân vượt trội trên con đường phát triển của mình. Bố mẹ cần nhìn nhận những hành vi "nghịch ngợm" của trẻ như những dấu hiệu tích cực về khả năng học tập và sáng tạo.
Không thể ngồi yên một lúc
Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, những đứa trẻ thông minh sẽ "lặng lẽ học điều mình hứng thú", trong khi những đứa trẻ suốt ngày "vắng nhà" và "không thể ngồi yên một lúc" lại được xếp vào "trẻ nghịch ngợm". Đây là một quan niệm chung về sự thông minh mà nhiều người vẫn còn giữ.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận lại về những đứa trẻ này. Nghịch ngợm đôi khi là cách trẻ thể hiện sự năng động, sôi nổi và vui vẻ. Trẻ có kỹ năng xã hội mạnh mẽ và khả năng thể chất rất tốt. Điều này chỉ ra rằng bộ não của trẻ rất linh hoạt và dễ sử dụng.
Những đứa trẻ này không chỉ thông minh về mặt học tập mà còn thể hiện sự nổi bật ở nhiều khía cạnh khác như sáng tạo, giao tiếp, vận động. Trẻ không "lặng lẽ" học mà lại tìm cách khám phá, trải nghiệm và thể hiện bản thân một cách tích cực.
Vì vậy, thay vì coi những hành vi này là nghịch ngợm, bố mẹ cần nhìn nhận chúng như những dấu hiệu tốt trong quá trình phát triển. Trẻ cần cung cấp môi trường học tập và rèn luyện phù hợp để những năng lực này được phát huy tối đa.
Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh riêng. Bố mẹ không nên vội so sánh sự độc đáo của trẻ với trẻ khác, hay vội phán xét đây là “thói quen xấu”. Thông qua những gì trẻ giỏi, sự hướng dẫn đúng đắn có thể phát huy tốt hơn tiềm năng tốt hơn.
Nếu thích cãi lại, bố mẹ có thể rèn luyện khả năng hùng biện của con một cách có kế hoạch. Việc thích tháo dỡ nhà có thể giúp trẻ phát triển những sở thích đòi hỏi kỹ năng thực hành như lắp ráp, làm đất sét. Những đứa trẻ nghịch ngợm có năng khiếu thể thao hãy cùng con tham gia nhiều hoạt động thể chất hơn...