Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 15/11/2022 15:15 (GMT+7)

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân của mình đến với các thầy cô giáo. Nhưng không phải ai cũng biết đến lịch sử và ý nghĩa của ngày này. Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn những “người lái đò thầm lặng".

Nguồn gốc của ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người. ​

tm-img-alt

Ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Điều này vô cùng phù hợp với một dân tộc hiếu học và truyền thống tôn sự trọng đạo như Việt Nam.

Ngày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình.

Dù đang ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp đến thầy cô.

Trong ngày 20/11, phụ huynh và học sinh cũng thường chuẩn bị những bó hoa tươi, những tấm thiệp đẹp ghi những lời chúc ý nghĩa và những món quà bất ngờ để tri ân các thầy cô, những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên.

Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp để ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc giảng dạy và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Vinschool - Hệ thống giáo dục thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện tới Thành phố đảo Ngọc.
Không khoán, áp chỉ tiêu "Kế hoạch nhỏ" tại các trường Hà Nội
Gần đây, dư luận xôn xao trước sự việc xảy ra tại một lớp 7 thuộc Trường THCS Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) khi triển khai chương trình "Kế hoạch nhỏ", giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu chỉ thu giấy vụn trong một ngày duy nhất, nếu học sinh nào quên, giáo viên yêu cầu phụ huynh mang tới nộp, nếu không sẽ phải nộp phạt 50 nghìn/kg giấy.
Nữ học sinh lớn 8 đánh bạn trong nhà vệ sinh
Mạng xã hội đang xôn xao clip một nữ sinh Trường THCS &THPT Võ Văn Kiệt (TP Rạch Giá, Kiên Giang) bị một nữ sinh cùng khối đánh trong nhà vệ sinh của trường. Sự việc khiến 3 học sinh bị đình chỉ học tập.
Học sinh TP.HCM nghỉ hè từ 26/5
Theo thông báo mới nhất từ Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, học sinh các cấp trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ hè từ ngày 26/5 đến ngày 31/5.

Tin mới

Trẻ cao thế nào ở tuổi dậy thì?
Có thể nói, dậy thì là giai đoạn cuối để con cao. Nếu ba mẹ không tranh thủ giúp con cao trong giai đoạn này, thì sau dậy thì, có tốn bao nhiêu chi phí con cũng không thể cao thêm được.