Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 17/01/2024 16:55 (GMT+7)

Ý kiến của Bộ Quốc phòng về kiến nghị hỗ trợ người chưa đủ 10 năm phục vụ quân đội

Theo dõi GĐ&PL trên

Chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến nói chung, tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng đã được các Bộ, ngành nghiên cứu, cân nhắc kỹ, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị cho chủ trương, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thực hiện chế độ, chính sách; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng bảo đảm ngân sách nhà nước; đồng thời, cân đối chung với các chế độ, chính sách đã ban hành. 

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình với nội dung: “Cử tri phản ánh quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục công tác (như: Tái ngũ; làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội), sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc; cộng dồn vào thì chưa đủ 10 năm phục vụ trong quân đội nhưng hiện nay không thuộc diện hưởng chế độ gì.

Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền quy định chính sách hỗ trợ đối với đối tượng này”.

Liên quan đến vấn đề này, theo Bộ Quốc phòng căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo, ban hành các văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến nói chung, tham gia kháng chiến chống Mỹ nói riêng (Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ) và triển khai thực hiện nghiêm túc trong toàn quốc.

Theo đó, quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội thuộc một trong các trường hợp: Đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hoặc đã chuyển ngành rồi thôi việc hoặc đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục công tác (tái ngũ; làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội), sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc, được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội; trường hợp chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần, người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Do vậy, nội dung cử tri phản ánh “quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục công tác (như: Tái ngũ; làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội), sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc; cộng dồn vào thì chưa đủ 10 năm phục vụ trong Quân đội nhưng hiện nay không thuộc diện hưởng chế độ gì” là chưa phù hợp với thực tiễn thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến nói chung, tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng đã được các Bộ, ngành nghiên cứu, cân nhắc kỹ, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị cho chủ trương, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thực hiện chế độ, chính sách; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng bảo đảm ngân sách nhà nước; đồng thời, cân đối chung với các chế độ, chính sách đã ban hành.

Đây là chế độ, chính sách nhằm hỗ trợ, động viên những người có thời gian trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ hiện không có chế độ hằng tháng; không phải chế độ, chính sách áp dụng cho tất cả các đối tượng.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.