Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 04/04/2024 15:07 (GMT+7)

Xét xử phúc thẩm vụ án liên quan đến bị cáo Nguyễn Phương Hằng

Theo dõi GĐ&PL trên

Phiên tòa được mở ra do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 4 đồng phạm là bị cáo Đặng Anh Quân, Huỳnh Công Tân, Nguyễn Thị Mai Nhi và Lê Thị Thu Hà.

Quang cảnh phiên toà
Quang cảnh phiên toà.

Sáng 4/4, Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” do Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) cùng các đồng phạm thực hiện.

Phiên tòa được mở ra do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 4 đồng phạm là bị cáo Đặng Anh Quân (giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty Cổ phần Đại Nam), Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của Nguyễn Phương Hằng) và Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam).

Dù không kháng cáo và đang chấp hành án tù nhưng Nguyễn Phương Hằng vẫn được triệu tập đến phiên tòa để phục vụ công tác xét xử.

Ngoài ra, còn 2 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo là Đinh Thị Lan và Đặng Thị Hàn Ni. Tuy nhiên, chỉ có Đinh Thị Lan có mặt, còn Ni đang chấp hành án tù nên xin xét xử vắng mặt.

Trong buổi sáng, Thẩm phán Phan Đức Phương, Chủ tọa phiên tòa đã đọc quyết định và tiến hành các thủ tục đưa ra xét xử phúc thẩm.

Tại phần thủ tục, Đinh Thị Lan đề nghị đổi 1 thành viên trong Hội đồng xét xử vì cho rằng, thẩm phán này đã gây khó dễ.

Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử cho rằng, nội dung yêu cầu thay đổi thành viên với lý do Đinh Thị Lan đưa ra không thuộc trường hợp quy định tại điều 49, điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự nên không chấp nhận yêu cầu này.

Theo nội dung bản án sơ thẩm, với sự giúp sức của các đồng phạm, Nguyễn Phương Hằng tổ chức nhiều buổi livestream nhưng nội dung chưa được kiểm chứng và phát ngôn về chuyện bí mật đời tư, cuộc sống riêng của nhiều cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của 10 cá nhân. Hành vi của các bị cáo vi phạm Luật An ninh mạng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tại phiên tòa xử sơ thẩm ngày 21/9/2023, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù; Đặng Anh Quân 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân cùng 1 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo khoản 2, điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bị cáo Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo và đang thụ án tại trại giam An Phước (An Thái, Phú Giáo, tỉnh Bình Dương). Các bị cáo còn lại đều kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt. Trong đó, bị cáo Đặng Anh Quân cho rằng, mức án 2 năm 6 tháng Tòa áp dụng đối với mình là quá nặng. Các bị cáo còn lại bị tuyên mức án 1 năm 6 tháng tù, nay xin giảm xuống mức án treo.

Cùng kháng cáo bản án sơ thẩm ngày 21/9/2023 còn có 2 người “có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” là Đinh Thị Lan (ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) và Đặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo, luật sư). Cả 2 kháng cáo đề nghị xem xét tư cách tố tụng là bị hại, chứ không phải người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.

Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 2 ngày 4-5/4.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để khắc phục hậu quả vụ án
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.