Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/10/2022 16:39 (GMT+7)

Vợ sinh 2 con, chồng lén lấy tóc xét nghiệm ADN vì nghi không phải con mình do không cùng nhóm máu

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau khi nhận kết quả, người đàn ông này vẫn đầy nghi hoặc với kết quả xét nghiệm ADN 2 con vẫn là con của mình: Anh ta còn hỏi tôi rằng, tại sao kết quả xét nghiệm chúng vẫn là con tôi trong khi chúng lại không cùng nhóm máu với tôi?.

Có mặt tại Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền CGAT, PV được bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm kể về trường hợp một người cha nghi ngờ 2 con không phải con mình đến nhờ xét nghiệm ADN.

Theo đó bà Nga kể rằng, người đàn ông này ở Hà Nội. Anh có 2 con nếp tẻ đủ cả với người vợ rất chung thủy. Tuy vậy trong 1 lần thăm khám sức khỏe cả nhà, gia đình anh kiểm tra nhóm máu thì phát hiện 2 con có nhóm máu khác hẳn bố.

Người đàn ông này cho biết, bản thân ông bố này thì nhóm máu B, con trai nhóm máu AB, còn con gái nhóm O. Thấy nhóm máu các con chẳng giống mình, người này nghi ngờ 2 con không phải con mình. Bởi thế anh tìm đến Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền CGAT để xét nghiệm ADN.

Vợ sinh 2 con, chồng lén lấy tóc xét nghiệm ADN vì nghi không phải con mình do không cùng nhóm máu - 1
Ông bố này nhóm máu B, con trai nhóm máu AB, còn con gái nhóm O nên nghi ngờ 2 con không phải con mình. (Ảnh minh họa)

Khi có mặt tại đây, ông bố 2 con này đã không giấu nổi sự thất vọng và buồn bực, lo lắng. Đưa mẫu tóc của hai con cho chuyên gia phân tích, người đàn ông này vẫn kiên nhẫn ngồi đợi suốt 4 tiếng đồng hồ để mong có kết quả.

Sau khi nhận kết quả, người đàn ông này vẫn đầy nghi hoặc với kết quả xét nghiệm ADN 2 con vẫn là con của mình: “Anh ta còn hỏi tôi rằng, tại sao kết quả xét nghiệm chúng vẫn là con tôi trong khi chúng lại không cùng nhóm máu với tôi? Là cha con thì phải cùng nhóm máu chứ dù cho vợ tôi rất chung thủy nhưng tôi vẫn thấy nghi ngờ”.

Giải thích về trường hợp này, bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Tôi đã bảo với anh ta rằng, nếu cứ cùng nhóm máu là cha con của nhau thì anh chỉ cần quờ tay một cái đã có một đống con, biết ai con mình, ai là con người đây”.

Thực tế, kiểm tra theo nhóm máu thì hãn hữu cũng có trường hợp có thể kết luận được ngay một đứa trẻ không phải là con của một ông bố. Chẳng hạn như trường hợp cả bố và mẹ mang nhóm máu O thì con cái không thể mang nhóm máu A, B hoặc AB mà mang nhóm máu O. Ngược lại, cả bố và mẹ có nhóm máu AB thì con cái không thể có nhóm máu O mà chỉ có thể mang nhóm máu A, B hoặc AB. Nhưng nhóm máu của người đàn ông này và 2 con lại không rơi vào trường hợp đó.

Vợ sinh 2 con, chồng lén lấy tóc xét nghiệm ADN vì nghi không phải con mình do không cùng nhóm máu - 2
Đưa mẫu tóc của hai con cho chuyên gia phân tích, người đàn ông này vẫn kiên nhẫn ngồi đợi suốt 4 tiếng đồng hồ để mong có kết quả. (Ảnh minh họa)

Vì thế, bà Nga quả quyết không thể dựa vào nhóm máu A, B, O, AB để xác định chắc chắn hai người có cùng huyết thống hay không. Việc xác định xem hai người có cùng hay không cùng huyết thống chủ yếu dựa vào xét nghiệm ADN. Muốn thực hiện được xét nghiệm này thì phải lấy mẫu máu, tóc của những người cần làm xét nghiệm để xác định ADN.

Nguyên nhân do hệ thống nhóm máu A, B, O được di truyền theo quy luật Mendel với 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB. Để tham khảo sự kết hợp của các nhóm máu, bố mẹ có thể đối chiếu bảng sau:

O x O = O

O x A = O, A

O x B = O, B

O x AB = A, B

A x A = O,A

A x B = O, A, B, AB

A x AB = A, B, AB

B x B = O, B

B x AB = A, B, AB

AB x AB = A, B, AB

Vì thế, nếu chỉ dựa vào nhóm máu để kết luận con có cùng hay không cùng huyết thống hay không là chưa đủ cơ sở, cần làm thêm xét nghiệm ADN để khẳng định.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.