Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/12/2023 23:33 (GMT+7)

VinFuture 2023: Các nhà khoa học thế giới cùng tìm giải pháp giảm chi phí điều trị bệnh tự miễn

Theo dõi GĐ&PL trên

Làm thế nào để giảm chi phí, mang lại cơ hội điều trị bệnh tự miễn cho số đông người dân là vấn đề nóng được các nhà khoa học nổi tiếng thế giới cùng bàn luận trong tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác đề điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” diễn ra chiều 18/12.

Sự kiện nằm trong chuỗi tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống”, thuộc khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023.

Điều trị bệnh tự miễn bằng liệu pháp tế bào T

Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác đề điều trị các bệnh rối loạn tự nhiên” thu hút sự quan tâm lớn của giới khoa học trong và ngoài nước khi đề cập tới vấn đề nóng trong giới y sinh: Bệnh rối loạn tự miễn.

anh-2-16-1702916542.jpg
TS. Nguyễn Văn Đĩnh (Trưởng khoa Nội chung - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) chia sẻ về:“Những nhu cầu chưa được đáp ứng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tự miễn ở Việt Nam”.

TS. Nguyễn Văn Đĩnh - Giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUniversity - cung cấp thông tin: Bệnh tự miễn (tình trạng hệ tự miễn tấn công tế bào cơ thể) trước đây được coi là hiếm gặp, song hiện tại đã trở nên phổ biến.

Bệnh tự miễn được tìm thấy ở khoảng 10% dân số thế giới và khoảng 4% dân số Việt Nam. Tức trong số 100 triệu người dân Việt thì có khoảng 4 triệu người mắc bệnh. Đó là lý do hiện nay 20% các nghiên cứu y sinh trên toàn cầu tập trung vào bệnh tự miễn.

Về hướng điều trị, liệu pháp tế bào T đang là xu hướng trong điều trị các bệnh tự miễn và ung thư. Các tế bào T như người gác cổng, có thể nhận biết kháng nguyên bất thường trên cơ thể như tế bào ung thư.

Tuy nhiên, vai trò của tế bào này trong việc điều trị các bệnh tự miễn cụ thể như thế nào cũng như vấn đề giá thành là câu chuyện mà các nhà khoa học y sinh đang tập trung tìm câu trả lời.

GS. Shimon Sakaguchi - Đại học Osaka, Nhật Bản, người đầu tiên tìm ra tế bào T điều hoà (Treg) để điều trị các bệnh miễn dịch - cho biết: “Vai trò của tế bào T có ý nghĩa với các bệnh viêm tuyến giáp tự miễn, viêm ruột tự miễn, áp dụng được trong một số bệnh lý ung thư hay xử lý vấn đề nhiễm trùng cho bệnh nhân ghép tạng. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được hiệu ứng đích trong kháng nguyên này với tất cả các loại bệnh khác là vấn đề đang được nghiên cứu và chưa có câu trả lời”.

anh-3-14-1702916542.jpg
GS. Shimon Sakaguchi (Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch tiên phong (IFReC), Đại học Osaka, Nhật Bản) gây ấn tượng với Bài thuyết trình về Liệu pháp tế bào T điều hòa giúp điều trị các bệnh miễn dịch.

Theo GS. Shimon Sakaguchi, việc sử dụng liệu pháp tế bào T đang áp dụng cho một số bệnh cụ thể. Trong một số trường hợp, các nhà khoa học chưa có bằng chứng để chứng minh dùng kháng sinh tốt hơn hay dùng liệu pháp tế bào T tốt hơn.

“Khi xác định một phương án tốt hơn trong điều trị, không chỉ xét đến yếu tố y khoa mà còn phải xét đến yếu tố kinh tế. Làm sao để giảm chi phí điều trị cũng là một thách thức”, GS. Shimon Sakaguchi cho hay.

Ngăn ngừa bệnh tự miễn thông qua cải thiện hệ vi sinh vật có lợi nhờ ăn uống

Hiện tại, một số thuốc sinh học ứng dụng liệu pháp tế bào T đã được sử dụng điều trị các bệnh tự miễn, tuy nhiên chi phí rất cao. Ví dụ, một liệu pháp điều trị lupus ban đỏ hệ thống bằng CD19-Car-T có giá lên đến 80.000 USD. TS. Nguyễn Văn Đĩnh cho rằng các công ty dược tại Việt Nam cần có cơ chế sản xuất để giảm giá thành thuốc nhằm giúp nhiều bệnh nhân Việt Nam có thể sử dụng được.

Về lâu dài, theo các chuyên gia, cần thúc đẩy các nghiên cứu về hệ vi sinh vật, xác định vi khuẩn có lợi để cải thiện hiệu quả hệ miễn dịch nhằm ngăn ngừa các bệnh tự miễn. Đây là hướng đi triển vọng để áp dụng đại trà trên người dân.

anh-1-12-1702916542.jpg
Các diễn giả tham gia phiên tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự nhiên” chiều ngày 18/12.

GS. Pascale Cossart - Trưởng khoa Tế bào tại Viện Pasteur Paris, Pháp, chia sẻ: “Chúng ta đang nghiên cứu rất nhiều về nội dung này: Vi sinh vật nào có thể sử dụng làm liệu pháp điều trị thích hợp; Liệu ta có thể phân tách một vi sinh vật có lợi để điều trị cho tất cả bệnh nhân hay không; Chế độ ăn uống nào có thể áp dụng để tạo ra nhiều nhất lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể…”

GS. Cossart cũng cho biết thêm, hệ vi sinh vật trong cơ thể người có sự khác biệt theo vùng địa lý và phụ thuộc vào cơ chế ăn uống. Do đó, mọi người hoàn toàn có thể thay đổi hệ miễn dịch bằng một chế độ ăn uống hiệu quả, lành mạnh và gần gũi với tự nhiên.

Bà Cossart cũng dẫn chứng một nghiên cứu cho thấy trẻ em được phát triển tự do trong môi trường tự nhiên có hệ miễn dịch khoẻ mạnh, kể cả ăn đồ ăn dính bùn, đất.

TS. Nguyễn Văn Đĩnh cho biết thêm, hiện các nhà khoa học y sinh đang xác định các yếu tố dấu ấn sinh học để chẩn đoán sớm bệnh tự miễn.

“Vấn đề là các chuyên ngành cần phối hợp điều trị đồng thời để giúp bệnh nhân tốt nhất. 25% bệnh nhân không chỉ một bệnh lý tự miễn là nhiều bệnh lý cùng lúc. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh cả về thể chất và tâm lý thì cần điều trị cả hai”, TS. Nguyễn Văn Đĩnh nêu quan điểm.

Cũng nằm trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống”, trong ngày 19/12, các nhà khoa học thế giới và Việt Nam sẽ có 2 phiên bàn về những vấn đề đang được quan tâm trên thế giới gồm: “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”, “Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức”.

Song song với Tọa đàm khoa học là “Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai VinFuture” lần đầu tiên được tổ chức, giúp mở ra cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ tiềm năng trên thế giới cho Việt Nam. Cụ thể, 9 tổ chức gồm các viện nghiên cứu, trường đại học lớn nhất Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ tham gia thảo luận chuyên sâu với những nhà khoa học hàng đầu thế giới về “Công nghệ mới trong điều trị ung thư”; “Nông nghiệp hiện đại hướng tới phát thải ròng bằng “0””; “Công nghệ mới trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và HIV cho phụ nữ trẻ”…

Tâm điểm được cộng đồng khoa học toàn cầu là Lễ trao giải VinFuture 2023 sẽ diễn ra tối 20/12/2023 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tại đây, các nhà khoa học với những công trình đột phá, được bình chọn từ 1.400 dự án nghiên cứu tới từ hơn 90 quốc gia trên thế giới sẽ chính thức được vinh danh với những đóng góp, tạo sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới

Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.
Thuê mặt bằng TPHCM: Đầu tư thông minh, sinh lời bền vững
Bạn đang tìm kiếm mặt bằng cho thuê tại TPHCM để mở rộng kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Với sự sôi động và đa dạng về vị trí, việc thuê mặt bằng TPHCM có thể mang đến cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít thách thức. Trong bài viết này, Mogi.vn sẽ giúp bạn tìm được không gian kinh doanh lý tưởng, tiết kiệm thời gian và công sức với những lựa chọn đa dạng, đáp ứng với mọi nhu cầu và phù hợp với bạn.
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê hàng đầu thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành, Vincom Retail liên tục khẳng định vị thế đối tác cho thuê hàng đầu thị trường, với lưới dự án lớn bậc nhất Việt Nam, bảo chứng đem đến thành công cho các doanh nghiệp.
Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.