Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 10/01/2022 09:00 (GMT+7)

Vì sao mẫu giấy xác nhận tiêm vaccine Covid-19 có tới 7 mũi tiêm?

Theo dõi GĐ&PL trên

Giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19 có để vị trí cho 7 mũi tiêm khiến người đặt câu hỏi liệu có phải một người sẽ cần phải tiêm đến 7 mũi vaccine phòng Covid-19.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 43 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3588 về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng Covid. Trong đó, đáng chú ý giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19 có để vị trí cho 7 mũi tiêm khiến người đặt câu hỏi liệu có phải một người sẽ cần phải tiêm đến 7 mũi vaccine phòng Covid-19.

Giải thích về 7 mũi vaccine trong giấy chứng nhận tiêm chủng mới, ông Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng phòng, Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế, cho biết giấy xác nhận đã tiêm ban hành dành cho tất cả các loại vaccine lưu hành trong nước, cũng như phù hợp với lịch tiêm chủng của mỗi người.

Về liều cơ bản, hầu hết các vaccine gồm 2 mũi, chỉ có vaccine Abdala (chiếm 1-2%) của Cuba tiêm 3 mũi. Vì thế, phần điền vào liều cơ bản gồm 3 vị trí.

Vì sao mẫu giấy xác nhân tiêm vaccine Covid-19 có tới 7 mũi tiêm?

Về mũi bổ sung, hiện chúng ta tiêm một mũi cho đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (chiếm khoảng 2,5%), người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc Sputnik V (chiếm khoảng 25%).

Về tiêm nhắc lại, người dân sẽ được tiêm 1 mũi sau 3 tháng để tăng cường miễn dịch. Một số nước đã tiêm mũi 2 nhắc lại, việc tiêm các mũi nhắc tiếp theo được triển khai khi có các thông tin khoa học, kinh nghiệm thực tiễn của các nước cũng như khuyến cáo của của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo ông Tùng, hiện nay tại Việt Nam tiêm nhắc là 1 mũi. Phần lớn người dân Việt Nam chỉ tiêm 3 mũi (2 mũi cơ bản + 1 mũi nhắc lại), một phần những người có suy giảm miễn dịch và cần tăng cường thêm miễn dịch cho một số vaccine thì tiêm 4 mũi (2 mũi cơ bản + 1 bổ sung + 1 mũi nhắc lại).

Mẫu giấy xác nhận này không chỉ tích hợp thông tin đã tiêm đến nay mà còn hướng đến tương lai. Giấy xác nhận này đảm bảo việc điền được các thông tin của lịch tiêm liều cơ bản và bổ sung và một mũi tiêm nhắc lại.

Ngoài ra, giấy xác nhận cũng để chỗ với 2 mũi nhắc lại bởi có thể những người nước ngoài đến từ các nước đã tiêm hơn 1 mũi tiêm nhắc, cũng như sẵn chỗ để ngay khi các tổ chức quốc tế như WHO, CDC Mỹ… khuyến cáo có thể áp dụng được ngay.

Cùng chuyên mục

Gợi ý 4 nhóm thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày rất cần đến sự có mặt đầy đủ của 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. Vậy 4 nhóm đó là gì, có vai trò ra sao đối với sức khỏe và nên bổ sung như thế nào, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin cần thiết.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý nước thải, chất thải y tế
Bộ Y tế cho biết, kiểm tra thực tế cho thấy, một số địa phương chưa ban hành quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn; một số cơ sở y tế chưa kịp thời tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép môi trường thay thế cho Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã hết hạn…

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.