Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 13/10/2021 17:15 (GMT+7)

Từ tháng 1/2022 Pháp cấm sử dụng bao bì nhựa

Theo dõi GĐ&PL trên

Chính phủ Pháp đã công bố danh sách khoảng 30 loại trái cây và rau quả được bán mà không có bao bì nhựa từ ngày 1-1 năm tới.

Danh sách bao gồm tỏi tây, cà chua, táo, chuối và cam. Bộ Môi trường Pháp cho biết trong một tuyên bố: "Chúng ta đã sử dụng một lượng quá lớn nhựa dùng một lần trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, quy định trên được ban hành nhằm mục đích cắt giảm việc sử dụng nhựa dùng một lần và tăng cường thay thế bằng các vật liệu khác hoặc bao bì có thể tái sử dụng và tái chế". Theo ước tính, biện pháp này sẽ ngăn chặn hơn một tỷ sản phẩm được đóng gói bằng bao bì nhựa mỗi năm.

tm-img-alt
Hiện tại, Pháp vẫn cho bán trái cây cắt nhỏ và một số loại trái cây và rau quả đựng bằng bao bì nhựa, nhưng sẽ loại bỏ dần vào cuối tháng 6-2026. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Lệnh cấm đóng gói sản phẩm bằng bao bì nhựa là một phần trong chương trình kéo dài nhiều năm của chính phủ Pháp nhằm loại bỏ dần đồ nhựa. Từ năm 2021, Pháp đã cấm sử dụng ống hút, cốc và dao, kéo bằng nhựa, cũng như hộp đựng đồ bằng xốp.

Hiện tại, Pháp vẫn cho bán trái cây cắt nhỏ và một số loại trái cây và rau quả đựng bằng bao bì nhựa, nhưng sẽ loại bỏ dần vào cuối tháng 6-2026. Từ năm 2022, các không gian công cộng phải có đài phun nước để giảm việc sử dụng chai nhựa; các ấn phẩm báo chí phải được vận chuyển mà không có bao bì nhựa, trong khi các nhà hàng bán thức ăn nhanh không được cung cấp đồ nhựa đựng thực phẩm miễn phí.

Cùng chuyên mục

WHO bác thông tin về virus lạ ở Nga
Người đứng đầu văn phòng WHO tại Nga, ông Batyr Berdyklychev, mới đây đã lên tiếng về một loại virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở nước này.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.