Trẻ sơ sinh biết nói nhanh, rõ ràng nhờ mẹ áp dụng đúng 5 cách
Chuyên gia chia sẻ 5 phương pháp khoa học hướng dẫn bé học nói nhanh hơn.
Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất là được nghe con gọi “Bố, Mẹ” lần đầu tiên. Điều đó đánh dấu ngày bé có thể giao tiếp.
Làm thế nào có thể đẩy nhanh quá trình bé mở học nói tốt hơn? Một chuyên gia ngôn ngữ chia sẻ 5 phương pháp khoa học hướng dẫn bé học nói nhanh, rõ ràng và tốt hơn.
Phản ứng tích cực với bé
Một số bố mẹ ít nói chuyện với con, vì nghĩ rằng sẽ không quá muộn để giao tiếp với con khi lớn hơn. Tuy nhiên, điều này có thể khiến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm lại.
Vậy bố mẹ nên ứng phó thế nào khi trẻ phát ra những âm thanh thủ thỉ.
Trước hết, bố mẹ có thể sử dụng biểu cảm vui vẻ, ánh mắt và cử động cơ thể để truyền tải tín hiệu “bố mẹ sẵn sàng giao tiếp với con”.
Ví dụ, mỉm cười, vỗ tay, chạm vào bé, làm những biểu cảm cường điệu,... đều là những cách phản ứng tích cực.
Một nghiên cứu của Đại học Iowa cho thấy, những đứa trẻ nhận được phản hồi tích cực từ bố mẹ sẽ phát triển ngôn ngữ nhanh, có thể tạo ra lời nói phức tạp hơn.
Thứ hai, bố mẹ nên tuân theo quy tắc “lần lượt” khi tương tác. Đợi bé nói, sau đó đến lượt bố nói, tiếp tục đến mẹ,... cứ lặp lại chu kỳ này.
Ngay cả khi cả hai bên chỉ "lảm nhảm" một cách vô nghĩa, hãy cố gắng làm theo điều này. Bởi điều này không chỉ dạy bé những quy tắc giao tiếp cơ bản, mà còn khuyến khích lắng nghe và diễn đạt.
Bắt chước lời nói của bé
Nếu bố mẹ cảm thấy lúng túng khi nói chuyện bập bẹ với bé, hay không biết phải nói gì, hãy thử bắt chước thủ thuật này.
Bé phát ra âm thanh "boo", mẹ hãy bắt chước và phát ra âm thanh "boo". Trẻ nói một số ngôn ngữ xa lạ mà bạn không hiểu. Mẹ cũng bắt chước giọng nói và ngữ điệu, học cách nói bằng giọng của con.
Ưu điểm của việc này là giúp trẻ luyện phát âm và chuẩn bị cho việc nói sau này, mà còn bảo vệ sự nhiệt tình giao tiếp với người khác của bé .
Nhiều trẻ nói muộn có thể vì mất đi hứng thú diễn đạt và giao tiếp, vì vậy cách trên được xem là động lực mạnh mẽ nhất để bé học ngôn ngữ.
Hiểu được trình độ hiện tại của bé
Trẻ học nói có thể được chia thành các giai đoạn sau:
Phát âm vô nghĩa, bắt chước âm thanh lời nói (bắt chước âm thanh của người lớn), học nói các từ đơn lẻ (như bố, ô tô, mama), cụm từ hai từ (ăn thức ăn, uống nước), các câu ngắn đơn giản (bé muốn ôm)...
Khi dạy bé nói, tốt nhất nên sử dụng cách diễn đạt phù hợp với trình độ hiện tại. Bằng cách này, bé sẽ dễ hiểu và hiệu quả học tập tốt hơn.
Ví dụ: Nếu bé đang trong giai đoạn bắt chước các âm thanh lời nói, mẹ có thể bắt chước giọng nói của bé (ba-ba), hoặc mẹ có thể tìm những từ đơn có cách phát âm tương tự (bố) để làm phong phú vốn từ vựng, chuẩn bị cho giai đoạn học tiếp theo.
Đồng thời, khi đọc sách tranh, đồ chơi... mức độ khó cũng phải phù hợp với trình độ hiện tại.
Ví dụ, nếu bé đang học nói một từ thì khi đọc sách tranh, nên tập trung vào cách diễn đạt của một từ duy nhất: “Apple, đây là một quả táo”. Đừng đọc sách tranh có mẫu câu phức tạp, vì điều này sẽ làm chậm tốc độ học tập.
Sử dụng “Mom talk - Mẹ nói chuyện”
"Mẹ nói chuyện" ám chỉ cách nói hơi cường điệu mà bố mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, cố tình nói chậm lại, cao giọng và thêm biểu cảm phong phú khi nói chuyện với con.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nói chuyện với trẻ bằng “ngôn ngữ của mẹ” có thể đẩy nhanh quá trình tập nói, giúp trẻ học nói nhanh và có vốn từ vựng lớn hơn.
Hóa ra là khi chúng ta nói chậm lại và lên giọng, bé sẽ nghe rõ và hiểu dễ dàng hơn.
Cách phát âm có nhịp điệu, phóng đại một chút giúp bé nhận biết các âm thanh và từ khác nhau, hay đếm và phân loại dễ dàng hơn.
Ngoài ra, “Ngôn ngữ của mẹ” còn giàu giai điệu, âm thanh như tiếng hát.
Trong bộ não của chúng ta, các vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và âm nhạc chồng chéo lên nhau. Việc nói với giọng điệu cao có thể thúc đẩy việc học ngôn ngữ của bé tốt hơn.
Vì vậy, mặc dù “Mom talk” nghe có vẻ hơi cường điệu và không phù hợp với cách nói thông thường của người lớn, nhưng rất hiệu quả khi giao tiếp với bé sơ sinh.
Dạy bé thể hiện bằng cử chỉ
Thực tế, khả năng nghe của bé đi trước khả năng nói. Trẻ sơ sinh có thể hiểu được nhiều cách diễn đạt hàng ngày trước khi biết nói. Điều này tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan là “Trẻ sơ sinh không thể nói được mình muốn gì, nhưng người lớn lại không thể đoán được mình muốn gì”.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề giao tiếp này? Nhiều chuyên gia về giáo dục mầm non khuyên rằng có thể dạy trẻ sơ sinh ngôn ngữ ký hiệu.
Trên thực tế, nhiều bé sử dụng các chuyển động cơ thể một cách tự nhiên để diễn đạt những ý nghĩa cụ thể. Ví dụ, lắc đầu nghĩa là “Không”, giơ tay nghĩa là “Muốn một cái ôm”, vẫy tay nghĩa là “Tạm biệt”,...
Điều bố mẹ nên làm là dạy bé thêm ngôn ngữ ký hiệu như “đói, khát, cần giúp đỡ, cảm ơn” để thể hiện bản thân rõ ràng hơn.
Một số cha mẹ lo lắng: “Khi học ngôn ngữ ký hiệu, liệu bé có từ chối nói không? ” Sự lo lắng này thực ra là không cần thiết.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc dạy trẻ học ngôn ngữ ký hiệu không ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ nói mà ngược lại, có thể tăng cường giao tiếp giữa bố mẹ và con cái, giảm bớt sự thất vọng khi diễn đạt, nâng cao sự hiểu biết của trẻ về các khái niệm và ký hiệu, đồng thời cải thiện nhận thức và ngôn ngữ.