Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 24/02/2024 08:06 (GMT+7)

Tình trạng nồm ẩm dễ khiến các dịch bệnh gia tăng

Theo dõi GĐ&PL trên

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 9 đến 16/2, TP ghi nhận 8 ca mắc sốt xuất huyết, không có ổ dịch mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo CDC Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 70 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023) nhưng hiện không có ổ dịch mới.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Do đó, đây cũng là thời điểm người dân cần cảnh giác với bệnh tay chân miệng.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng vừa ghi nhận một bé gái 4 tuần tuổi (ở huyện Quốc Oai) có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với ho gà. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 3 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh nào.

Điều đáng nói là trong giai đoạn nhiễm bệnh ho gà có thể lây từ người này sang người khác thông qua giọt bắn do người bệnh tiết ra khi ho, hắt hơi, khạc nhổ…

Ngoài ra, với dịch Covid-19, hiện nước ta vẫn đang kiểm soát tốt. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh cũng chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết như hiện nay và đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại của người dân gia tăng kéo theo nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 318 ca mắc Covid-19 (tăng hơn 3,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái).

Các chuyên gia y tế lưu ý, theo quy luật, ngay sau Tết Nguyên đán là giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, nếu không chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.