Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 05/01/2022 10:30 (GMT+7)

'Tịnh thất Bồng Lai' lừa đảo từ thiện như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời gian qua, nhóm người ở "Tịnh thất Bồng Lai" lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ không nơi nương tựa để kêu gọi lòng tốt của mọi người trong và ngoài nước giúp đỡ, trục lợi cá nhân.

Ngày 4/1, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án lợi dụng hoạt động tôn giáo, từ thiện để trục lợi xảy ra tại "Tịnh thất Bồng Lai" và sau này được đổi thành "Thiền am bên bờ vũ trụ".

Hiện cơ quan điều tra đang phong tỏa Tịnh thất Bồng Lai để lấy lời khai, đồng thời thu giữ những tài liệu liên quan. Tuy nhiên chưa công khai nội dung khởi tố và vụ việc đang trong quá trình điều tra.

'Tịnh thất Bồng Lai' lừa đảo từ thiện như thế nào? Ảnh 1
"Tịnh thất Bồng Lai", sau đổi tên thành "Thiền am bên bờ vũ trụ". Ảnh: An Long/Lao Động

Chính quyền tỉnh Long An trước đó từng công bố kết quả điều tra đối với "Tịnh thất Bồng Lai". Theo đó, Cơ quan chức năng khẳng định, đây là tụ điểm lợi dụng tôn giáo, danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi từ hoạt động từ thiện.

Thực tế đây là hoạt động “biến gia thành tự” của hộ gia đình bà Cao Thị Cúc (SN 1960, HKTT xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) và người chủ trì từ năm 2015 đến nay là ông Lê Tùng Vân (SN 1932, HKTT phường 10, quận 6, TP.HCM). Năm 2015, ông Lê Tùng Vân chuyển về đây sinh sống cùng nhà với bà Cúc.

Chính quyền khẳng định, "Tịnh thất Bồng Lai" không phải là tu viện hợp pháp do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý. Những người sống, sinh hoạt ở đó không phải là tu sĩ Phật giáo.

Cơ quan chức năng Long An đã có đủ cơ sở để xác định, những người sinh sống trong gia đình bà Cúc phần lớn có quan hệ huyết thống, là con ruột, cháu ruột của ông Lê Tùng Vân chứ không mồ côi, không nơi nương tựa.

Chiêu thức tinh vi

Thời gian qua, nhóm người ở "Tịnh thất Bồng lai" lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ không nơi nương tựa để kêu gọi lòng tốt của mọi người trong và ngoài nước giúp đỡ, trục lợi cá nhân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, dư luận xã hội.

Lê Tùng Vân và những người sống cùng có những cách thức bài bản, tinh vi để qua mặt cộng đồng trong suốt thời gian dài. Nhóm này đã tính toán có chủ đích việc xây dựng hình ảnh trước cộng động.

Năm 2014, "đệ tử" Lê Thanh Huyền Trang tham gia chương trình “Giọng hát Việt nhí” với trang phục tu hành, tự nhận là trẻ mồ côi ở “Tịnh thất Bồng Lai” và đạt giải Á quân.

Ba năm sau, hai người giới thiệu là “tu sĩ” Nhất Nguyên và Hoàn Nguyên tham gia cuộc thi hát Bolero của đài truyền hình một tỉnh, cũng xuất hiện trong bộ đồ tu hành, giới thiệu là trẻ mồ côi, được “Thầy ông nội” nhận nuôi.

'Tịnh thất Bồng Lai' lừa đảo từ thiện như thế nào? Ảnh 2
Lê Tùng Vân và 5 đứa trẻ trong "Tịnh thất Bồng lai".

Liên tiếp hai năm sau đó, 5 đứa trẻ được giới thiệu là trẻ mồ côi ở “Tịnh thất Bồng Lai” tham gia 2 mùa chương trình “Thách thức danh hài” và đạt giải cao. Từ đó, lợi dụng điều này, 5 đứa trẻ trở thành nguồn thu từ thiện trong và ngoài nước của nhóm này.

Những cá nhân ở “Tịnh thất Bồng Lai” còn có hàng loạt các tài khoản facebook, fanpage trên mạng xã hội, cùng với mục đích kêu gọi từ thiện.

Trước đó, Truyền hình Long An từng phát đi phóng sự "Sự thật về Tịnh thất Bồng Lai được phơi bày" trong đó có đề cập tới mối quan hệ của một số thành viên tại Tịnh thất cũng như khẳng định nơi đây lợi dụng trẻ em để trục lợi khiến dư luận xôn xao.

Phóng sự trích lời đại diện xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết, những đứa trẻ ở "Tịnh Thất Bồng Lai" có mẹ đàng hoàng và đã được làm giấy khai sinh, không phải trẻ mồ côi như lời giới thiệu của địa điểm này trước đó. Phóng sự nhấn mạnh, việc cố tình lợi dụng các trẻ em mồ côi ở Tịnh thất Bồng Lai để trục lợi từ thiện từ các mạnh thường quân rõ ràng có dấu hiệu lừa đảo, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để khắc phục hậu quả vụ án
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Tin mới

Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dụ dỗ đầu tư tiền ảo
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Tiền Giang) khuyến cáo, tiền ảo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được đánh giá hết, ở Việt Nam chưa có biện pháp để bảo vệ người dùng và biện pháp quản lý. Người dân cần cảnh giác khi tham gia đầu tư tài chính qua các ứng dụng đầu tư tài chính trên không gian mạng, các trang web ứng dụng đầu tư tiền ảo được quảng cáo lãi suất cao tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo.