Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, gây vô sinh như lời đồn thổi?

Theo dõi GĐ&PL trên

Không có cơ sở khoa học nào để nói tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như những lời đồn thổi trên mạng xã hội.

Rất nhiều thông tin sai lệch về vaccine Covid-19 xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua, trong đó có "tin đồn thổi" cho rằng vaccine Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh ở nữ giới.

tm-img-alt

Bác sĩ y học gia đình Laura Morris của MU Health Care (Mỹ) nói bà từng nghe tin đồn trên rất nhiều, không chỉ là câu hỏi từ bệnh nhân của mình.

“Không có lý do chính đáng - không có cơ chế y khoa hoặc khoa học - để vaccine này tương tác với cơ quan sinh sản của phụ nữ hoặc có bất kỳ tương tác nào với trứng đã được phóng thích hoặc thụ tinh", bác sĩ Morris nói.

Albert Hsu, bác sĩ nội tiết sinh sản tại MU Health Care, cho biết ông thường xuyên nghe được những câu hỏi hoài nghi tương tự về vacine Covid-19 từ những bệnh nhân đang cố gắng thụ thai.

“Trong khi các nghiên cứu đang diễn ra, không có dữ liệu nào cho thấy vaccine Covid-19 có thể gây vô sinh và không có lý thuyết khoa học đáng tin cậy nào nói về cách vaccine Covid-19 có thể gây vô sinh nữ”, Hsu nói. “Các thông tin rằng vaccine Covid-19 liên quan tới vô sinh ở nữ hiện chỉ là đồn đoán".

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, gây vô sinh như lời đồn thổi? Ảnh 2
Bác sĩ Laura Morris.

Những lời đồn đoán được đưa ra dựa trên giả định rằng vaccine có thể khiến cơ thể tấn công syncytin-1, một loại protein trong nhau thai có chung một đoạn mã di truyền nhỏ với protein đột biến của SARS-CoV-2.

"Chuyện này giống như bạn nhầm một con voi với một con mèo ở đầu ngõ vì cả hai đều có màu xám. Có một điểm giống nhau nhỏ, nhưng cấu trúc tổng thể của protein hoàn toàn khác nhau, hệ thống miễn dịch của bạn quá thông minh để không bị nhầm lẫn", bác sĩ Morris nói.

Dù chẳng có căn cứ khoa học nào cho thấy vaccine đem rủi ro cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai, nhưng có nhiều bằng chứng về sự nguy hiểm của việc nhiễm Covid-19 đối với phụ nữ mang thai, đó là lý do phụ nữ nên tiêm vaccine thay vì né tránh.

"Phụ nữ mang thai bị ốm nặng hơn khi họ bị nhiễm Covid-19 so với những người khác cùng tuổi và những người mang thai bị Covid-19 có nhiều khả năng bị sinh non hơn. Ảnh hưởng của Covoid-19 đối với thai kỳ là có thật và điều quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa", bác sĩ Morris cho hay.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt 7 loại vaccine Covid-19 gồm Pfizer/BioNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

Giám đốc bộ phận miễn dịch và vaccine của WHO khẳng định trên tài khoản twitter chính thức của WHO rằng: "Các loại vaccine mà chúng tôi cung cấp không dẫn đến vô sinh. Đây là những tin đồn được lan truyền về các loại vaccine khác nhau, điều này không đúng sự thật".

Tương tự, bác sĩ Hsu khuyến cáo những nam giới lo lắng về khả năng sinh sản nên tiêm vaccine Covid-19 vì những ảnh hưởng mà Covid-19 có thể gây ra đối với hệ thống sinh sản của họ.

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, gây vô sinh như lời đồn thổi? Ảnh 3
Bác sĩ Albert Hsu.

Để lý giải vấn đề này, gần đây bác sĩ Hsu đã đăng một bài viết trên tạp chí về tác động tiêu cực tiềm ẩn của bệnh Covid-19 đối với chức năng tinh hoàn, sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra virus SARS-COV-2 đã được tìm thấy trong tinh trùng của những người đàn ông bị nhiễm Covid-19, virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nam cần thiết để sản xuất tinh trùng bình thường, và có rất nhiều báo cáo về nam giới bị đau tinh hoàn hoặc bìu sau khi mắc Covid-19. “Những người đàn ông lo lắng về khả năng sinh sản của mình nên tiêm vaccine Covid-19, vì có một số lo ngại về tác động tiềm tàng của căn bệnh này đối với khả năng sinh sản của nam giới”, bác sĩ Hsu nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.