Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 04/06/2022 15:00 (GMT+7)

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp uống rượu, bia mà vẫn lái xe

Theo dõi GĐ&PL trên

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Công điện nêu rõ, trong 5 tháng đầu năm 2022, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục giảm cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, số người chết do TNGT chỉ giảm 30 người (giảm khoảng 1,07%), thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra; còn xảy ra một số vụ TNGT có hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân là do người vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trong đó, có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện gây TNGT, điển hình là vụ TNGT xảy ra đêm ngày 02 tháng 6 năm 2022 tại tỉnh Bắc Giang làm 03 người chết.

Để thực hiện mục tiêu kéo giảm TNGT năm 2022 từ 5-10% so với năm 2021 cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, ngăn ngừa các vụ TNGT liên quan đến người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm các quy định về cấm uống rượu, bia; gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe, có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể vi phạm.

Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất ma túy.

Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ, Sở Y tế và cơ quan chức năng của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

Cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và nguyên nhân, hậu quả của TNGT nói chung, TNGT do vi phạm về nồng độ cồn nói riêng để nâng cao nhận thức của người dân, nghiêm túc thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe". Đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội, hạ tầng số và vào các khung giờ vàng trên sóng truyền hình.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục theo dõi, kiểm tra các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP; định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Cùng chuyên mục

Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.