Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/02/2022 16:15 (GMT+7)

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phương án giảm thuế xăng, dầu

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 22/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nội dung chỉ đạo đến các bộ, ngành về đề xuất phương án điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu.

Theo Vnexpress đưa tin, đề xuất phương án giảm thuế của hai bộ cần được báo cáo Thủ tướng trước ngày 28/2.

Ngoài việc điều chỉnh thuế, Thủ tướng còn yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, cùng các bộ, ngành chủ động trong điều hành cân đối cung cầu thị trường xăng dầu. "Bộ Công Thương cần bảo đảm không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước", Thủ tướng nêu.

Về việc kiểm tra, thanh tra các đơn vị cung ứng, phân phối xăng dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu cũng cần được Bộ này tiến hành, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm với các hành vi găm hàng, trục lợi và các vi phạm khác (nếu có) trong kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công Thương cùng Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các cơ quan để xác định cam kết sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước thời gian tới, làm cơ sở cho việc nhập hàng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phương án giảm thuế xăng, dầu Ảnh 1
Ảnh báo Thanh niên.

Thủ tướng đã giao Bộ Công an tăng cường các biện pháp phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và phân phối xăng dầu.

Đề nghị bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2022 về chấp hành pháp luật trong quản lý Nhà nước về xăng dầu. Việc này nhằm phát hiện cơ sở, bất cập trong kinh doanh xăng dầu, kiến nghị biện pháp xử lý và báo cáo Thủ tướng.

Đặc biệt, chỉ đạo về các tỉnh thành phố, Thủ tướng nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phố giám sát việc bán xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ, bảo đảm không gián đoạn; kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, việc tuân thủ quy định về niêm yết giá bán, thời gian bán... Trường hợp phát hiện sai phạm, cần xử lý nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng tới tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định vĩ mô. Do đó, phải được quản lý, điều hành khoa học, chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.

Được biết, do khó khăn về tài chính, từ trung tuần tháng 1, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - đơn vị cung ứng 34% tổng lượng xăng dầu cả nước năm 2021, bị giảm công xuất. Từ đó dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung xăng dầu.

Các doanh nghiệp đầu mối lớn đã tăng nhập khẩu xăng dầu, nhưng do hàng chưa cập cảng khiến việc đứt đoạn nguồn cung vẫn xảy ra ở một số địa phương. Nên đã xảy ra tình trạng một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, nghỉ bán, gây ảnh hưởng đến sản xuất sinh hoạt của người dân.

Vì thế, liên bộ Công Thương - Tài chính cần "điều hành xăng dầu theo Nghị định 83 và 95, bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế".

Theo các chuyên gia, do bối cảnh dư địa đều hành giá bán lẻ xăng dầu không còn nhiều, Quỹ bình ổn giá xăng dầu gần cạn và giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn trong xu hướng đi lên, khiến giá thành phẩm xăng dầu ở mức cao... việc nhà chức trách giảm thuế trong cơ cấu giá bán lẻ cần được tính tới để kìm hãm giá xăng dầu ở thị trường trong nước.

Theo thông tin tình hình xăng dầu được cập nhật, hiện thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng RON 95 là 4.000 đồng một lít, E5 RON 92 là 3.800 đồng một lít, còn dầu diesel là 2.000 đồng mỗi lít. Mức thuế này được quy định "cứng" trong công thức tính giá cơ sở bán lẻ xăng dầu.

Ngoài thuế bảo vệ môi trường, mỗi lít xăng hiện "cõng" các loại thuế khác, như thuế tiêu thụ đặc biệt (xăng RON 95 là 10%, E5 RON 92 là 8%, không thu thuế với các loại dầu); thuế nhập khẩu 8%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Ngoài ra, giá bán lẻ còn có khoản lợi nhuận định mức 300 đồng mỗi lít xăng, dầu và chi phí định mức 1.050-1.250 đồng một lít xăng; 600-950 đồng một lít, kg tuỳ loại dầu.

Ước tính, bình quân mỗi lít xăng, thuế, phí hiện chiếm khoảng 42-43%; còn dầu 21-27%. Tức là mua 100 đồng tiền xăng thì tiền thuế, phí là 42-43 đồng, và dầu là 21-27 đồng, thông tin trên Vnexpress nêu.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.