Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/11/2020 11:20 (GMT+7)

Thu giữ hơn 130.000 hộp thuốc thận, huyết áp, kháng sinh, dạ dày trôi nổi tại Hà Nội

Theo dõi GĐ&PL trên

Chủ hộ kinh doanh mua hàng trăm nghìn hộp thuốc điều trị thận, huyết áp, kháng sinh, dạ dày trên mạng xã hội, rồi cũng thông qua mạng xã hội phân phối cho các nhà thuốc ngoại tỉnh.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Hà Nội vừa phối hợp với Tổ công tác 368 Tổng cục QLTT kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh dược phẩm tại phố Trạm (Long Biên, Hà Nội) do ông Trần Hữu Đức là chủ hộ kinh doanh.

Thu giữ hơn 130.000 hộp thuốc thận, huyết áp, kháng sinh, dạ dày trôi nổi tại Hà Nội - Luật sư Việt Nam Online
Lực lượng chức năng kiểm tra và tạm giữ toàn bộ số hàng để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở này có hơn 137.000 đơn vị tân dược nhãn Ketosteril Tablets (điều trị thận), Coversyl (điều trị huyết áp), Augmentin (kháng sinh) và Nexium (điều trị dạ dày) có xuất xứ Portugal, Konya, Thổ Nhĩ Kỳ (mã quốc gia 869) không có hóa đơn chứng từ. Bên ngoài thùng carton đựng các loại thuốc trên có dán tem vận chuyển của dịch vụ vận chuyển hàng không.

Đồng thời, cơ sở này hoạt động không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, không có giấy đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.

Theo khai nhận của chủ hộ kinh doanh, đối tượng đã mua hàng trăm nghìn hộp thuốc điều trị thận, huyết áp, kháng sinh, dạ dày trên mạng xã hội từ đó phân phối cho các nhà thuốc ngoại tỉnh thông qua Facebook có tên “Hoàng Minh”.

Toàn bộ số thuốc tân dược trên do nước ngoài sản xuất có xuất xứ Portugal, KONYA, Thổ Nhĩ Kỳ (mã quốc gia 869) không có hóa đơn chứng từ được ông Trần Hữu Đức mua giao dịch trên mạng xã hội Facebook ảo có tên “Minh Trí” và “Hồ Hoài Đông”, không biết người bán hàng.

Hiện đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Liên quan đến mặt hàng dược phẩm, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn vừa thu giữ và tiêu hủy hơn 800 tuýp thuốc mỡ chữa bệnh á sừng do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, được lái xe khai nhận là mua của những người không quen biết ở khu vực cửa khẩu để bán kiếm lời.

Cụ thể, qua quá trình theo dõi thông tin về việc ô tô chở khách BKS 20B-008.41 chạy tuyến Lạng Sơn-Thái Nguyên có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa nhập lậu lưu thông qua tuyến Quốc lộ 1B đi qua thị trấn Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), ngày 14/11, Đội QLTT số 5 phối hợp Công an huyện Bắc Sơn khám xét chiếc xe này.

Tại thời điểm khám, trong xe có 3 loại hàng hóa gồm thuốc mỡ chữa bệnh á sừng, tất nữ, giầy vải nữ các loại.

Lái xe Hoàng Văn Vĩnh chỉ xuất trình 1 tờ hóa đơn bán giày và tất, lập ngày 14/11, do ông Lộc Văn Lập (thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) xuất bán cho bà Vũ Thị Hương (phường Chùa Hang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Còn 800 tuýp thuốc mỡ chữa bệnh á sừng do nước ngoài sản xuất, Vĩnh khai nhận mua của những người không quen biết ở khu vực cửa khẩu để bán kiếm lời.

Đoàn kiểm tra đã xác định số giày và tất cũng là hàng nhập lậu, nên đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh.

Riêng lái xe Hoàng Văn Vĩnh, ngoài phải nộp phạt hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thuốc chữa bệnh với số tiền là 10.000.000 đồng, còn phải tiêu hủy toàn bộ số thuốc mỡ nêu trên dưới sự giám sát của đoàn kiểm tra.

TRẦN MINH(t/h)

Cùng chuyên mục

Những thông tin cơ bản để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin như:  Tên sản phẩm, hàng hóa; Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh...
Thu hồi lô thuốc Clanzacr 200mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng: Cảnh báo về sự an toàn của sản phẩm y tế
Trong một thông báo mới nhất từ Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế, việc thu hồi lô thuốc Clanzacr 200mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được thông báo. Mẫu thuốc này được sản xuất tại Hàn Quốc và nhập khẩu bởi Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco. Việc thu hồi lô thuốc này đang gây lo ngại về an toàn sức khỏe của người dùng.
Giám sát tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả mạo nhãn hiệu Tide
Lực lượng QLTT TP. Cần Thơ vừa tiến hành giảm sát việc việc buộc tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả nhãn hiệu Tide trị giá 43 triệu đồng và 303 đơn vị sản phẩm là thực phẩm, quần áo nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đạt chất lượng có tổng trị giá gần 18 triệu đồng.
Mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đề nghị khách hàng nêu cao tinh thần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, khuyến nghị khách hàng khi nhận được các cuộc gọi số lạ, không hiển thị số điện thoại,… yêu cầu khách hàng nộp tiền điện hoặc các khoản phí liên quan đến dịch vụ điện hoặc thông tin bị cắt điện không rõ nguyên nhân, đề nghị khách hàng liên hệ ngay đến Tổng đài Chăm sóc khách hàng Tổng công ty Điện lực miền Bắc 19006769 (trực 24/7) để được hỗ trợ.

Tin mới