Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 05/02/2023 11:59 (GMT+7)

Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời tiết nồm làm kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính.

Sáng 3/2 tại Hà Nội, trời mưa phùn, độ ẩm không khí duy trì trên 95%, có thời điểm đạt đến 97%. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong ít nhất 10 ngày tới, miền Bắc tăng nhiệt, trời tiếp tục mưa phùn, nhiều nơi có sương mù vào sáng sớm, độ ẩm không khí tăng cao.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Thời tiết nồm ẩm là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh như nấm mốc, vi khuẩn, virus sinh sôi. Các bệnh lý hàng đầu thường phát sinh trong kiểu thời tiết này bao gồm: Cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó, nồm ẩm cũng làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…

Theo các chuyên gia, đối tượng dễ trở thành nạn nhân của các bệnh lý đường hô trong tiết trời ẩm ương này chính là trẻ em - Hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và kém thích nghi với sự thay đổi thất thường của thời tiết và người già - Hệ miễn dịch bị suy giảm do tuổi tác và do tác động của các nền bệnh lý đặc trưng (tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch).

Ho, sốt, chảy nước mũi là triệu chứng chung của nhiều bệnh về đường hô hấp thường gặp trong thời tiết nồm ẩm. Một thói quen khó bỏ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy của người Việt chính là tự chẩn đoán bệnh cho mình rồi tự mua các loại thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh quen dùng để điều trị tại nhà.

Chúng ta chớ nên chủ quan trước những dấu hiệu tưởng như bình thường này, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho có thể là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi và việc tự ý điều trị, không qua chẩn đoán bệnh của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Diễn tiến của bệnh viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ, nhưng khi xuất hiện triệu chứng khó thở, thở rít mới đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng.

Loại bỏ nơi trú ngụ của mầm bệnh

Để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong thời tiết nồm ẩm, trước hết cần phải loại bỏ nơi trú ngụ của mầm bệnh ngay trong không gian sống. Đặc biệt, chính những đồ dùng trong nhà, điển hình là rèm cửa, thảm trải sàn nếu không được vệ sinh sạch sẽ trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, trong điều kiện thời tiết này. Chính vì vậy, BS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các gia đình cần chú ý dọn dẹp phòng ốc, bỏ thảm trải sàn, giặt rèm cửa, thay chăn ga thường xuyên.

Giữ không gian sống khô ráo trong thời tiết nồm ẩm

Giữ nhà cửa khô ráo sẽ hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh giữa tiết trời nồm ẩm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên lau khô sàn nhà bằng khăn có độ thấm hút tốt.

- Đóng kín cửa để hạn chế những cơn gió mang hơi ẩm bên ngoài lùa vào.

- Sử dụng các thiết bị có tính năng hút ẩm như điều hòa, máy hút ẩm.

-Tránh bật quạt vì sẽ khiến trong nhà càng ẩm ướt hơn.

-Bên cạnh thiết bị chuyên dụng, có thể dùng các vật liệu có tính hút ẩm. Bên cạnh đó, cần trang bị hộp hút ẩm chuyên dụng trong các tủ quần áo, bởi đây là nơi rất dễ sinh hiện tượng nấm mốc, trong kiểu thời tiết này.

Phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp

Để phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phổi do virus corona mới gây ra (COVID-19), cần lưu ý những nguyên tắc sau:

-Hạn chế đến những nơi đông người như: phương tiện giao thông công cộng, trung tâm thương mại, khu vui chơi…

-Chú ý đeo khẩu trang khi đến những khu vực có nguy cơ cao.

-Đeo khẩu trang đúng cách, trong quá trình đeo không chạm tay vào bề mặt khẩu trang vì dễ khiến bàn tay bị lây nhiễm các tác nhân gây bệnh, khi tháo khẩu trang cần cầm vào phần quai.

-Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn.

Bên cạnh các biện pháp hạn chế nguy cơ lây nhiễm với mầm bệnh thì chúng ta cũng cần tăng cường sức đề kháng, để cơ thể chống chọi tốt hơn với với những “kẻ xâm nhập” này. Biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất chính là thông qua chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, chế độ ăn cần đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (đặc biệt là kẽm) trong thực đơn như: cam, quýt, bưởi, kiwi, gừng, cà chua, cà rốt, nấm, hải sản…

Cùng chuyên mục

Nhiều bệnh nhân lao phát hiện muộn
Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng, chống lao.
Hà Nam: Chủ động phòng, chống bệnh Sởi/Rubella
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.
Sửa bình nóng lạnh, suýt mất ngón tay do bị điện giật
Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài. Bỏng do dòng điện có thể gây ra các tổn thương bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ như ngừng hô hấp, ngừng tim, hoặc tàn phế.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.