Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 25/10/2023 15:39 (GMT+7)

Thế giới vừa trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử

Theo dõi GĐ&PL trên

Thế giới vừa trải qua tháng 9 với nhiệt độ trung bình cao chưa từng thấy và xu hướng này có thể duy trì trong tháng 10.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), tháng 9 là tháng nóng nhất từ trước tới nay và năm 2023 chắc chắn sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận. Nhiệt độ bề mặt trung bình trong tháng 9 lên tới 16,38 độ C, cao hơn 0,5 độ C so với nhiệt độ tháng 9/2020. Nhiệt độ cao đã gây ra các đợt nắng nóng và cháy rừng trên khắp thế giới.

So với thời kỳ tiền công nghiệp, nhiệt độ toàn cầu tháng trước đã ấm hơn khoảng 1,75 độ C. Nó cũng cao hơn 0,93 độ C so với ngưỡng 1991-2020 - vốn được dùng làm công cụ thực tế cho các khu vực nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp.

WMO cho biết điều này tiếp nối một chuỗi nhiệt độ bề mặt đại dương và đất liền cao bất thường, là một dấu hiệu đáng lo ngại về tốc độ mà các loại khí nhà kính đang biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).

Các nhà nghiên cứu cho rằng lượng phát thải khí thải carbon ngày càng tăng kết hợp với sự thay đổi nhanh chóng của hiện tượng El Nino đang khiến Trái đất nóng hơn bao giờ hết. Trong khi đó hiện tượng La Nina ở Thái Bình Dương ba năm trước dù có khiến nhiệt độ toàn cầu giảm đi vài phần nhưng nó chỉ mang tính tạm thời.

Khi nguồn nhiệt ở các đại dương được giải phóng cùng với hiện tượng El Nino, Trái đất chính thức bước vào năm nóng nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy năm 2024 có thể còn nóng hơn vì tác động của El Nino sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Nắng nóng cũng đạt mức kỷ lục ở nhiều quốc gia, bao gồm Pháp, Đức và Ba Lan. Ở Anh cũng chứng kiến tháng 9 nóng nhất kỷ lục từ nguồn dữ liệu được cập nhật từ năm 1884 đến nay.

Theo ông Petteri Taalas, Tổng thư ký của WMO, cho biết: “Mức độ bất thường về nhiệt độ rất lớn – lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta chứng kiến trong quá khứ. Phạm vi băng biển mùa đông ở Nam Cực đang ở mức thấp kỷ lục đối với thời điểm này trong năm. Điều cực kỳ đáng lo ngại là hiện tượng El Nino vẫn đang tiến triển, và chúng ta có thể dự tính rằng các mức nhiệt độ phá kỷ lục này sẽ còn tiếp diễn hàng tháng trời, gây ra những tác động chồng chất lên môi trường và xã hội loài người”.

Trong tháng 11 và 12 tới, Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) sẽ diễn ra ở Dubai. Vào đầu hội nghị, WMOsẽ công bố báo cáo tạm thời năm 2023 do cơ quan này soạn thảo dựa trên dữ liệu từ C3S.

Các quốc gia sẽ họp mặt để tăng tốc tiến trình hướng tới chuyển đổi sang năng lượng sạch nhằm hạn chế nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, tương tự với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

WMO cho biết tình hình nhiệt độ từng tháng hay từng năm riêng biệt tăng quá giới hạn 1,5 độ C không có nghĩa là hiệp ước đã bị vi phạm, bởi vì con số này biểu thị tình trạng nóng lên lâu dài trong nhiều năm.

Các tác động thời tiết ngày càng nghiêm trọng cũng đã được các nhà khoa học cảnh báo từ lâu, mặc dù tốc độ và cường độ của thực tế cũng như tính dễ bị tổn thương bất ngờ của nhiều người dân khiến một số người lo sợ. Nhiệt độ nước biển tăng và sự mất băng ở biển Nam Cực được coi là những sự kiện gây sốc nhất.

Các nhà khoa học cho biết những sự kiện đặc biệt của năm 2023 có thể trở thành một năm bình thường chỉ sau một thập kỷ tới, trừ khi có sự gia tăng đáng kể các hành động của các nước nhằm thay đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ ra một hành động rất quan trọng đó là giảm việc đốt nhiên liệu hóa thạch xuống mức 0 càng sớm càng tốt.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.