Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 11/08/2021 11:50 (GMT+7)

Thái Nguyên: Khai thác đất bừa bãi, làm trái quy định của UBND tỉnh

Theo dõi GĐ&PL trên

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu cấp huyện tổ chức ký cam kết với Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn về trách nhiệm quản lý khai thác đất san lấp.

Khai thác đất một cách bừa bãi, dẫn đến tình trạng bụi bẩn ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Đó là những gì mà người dân thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang phải chịu đựng.

Chị NTT người dân sống ở đây cho biết: “Tình trạng này diễn ra cũng lâu rồi, chúng tôi không biết mỏ đất này có giấy phép hay không, nhưng hàng ngày lượng xe ra vào đây tấp nập, đường xá thì bụi bẩn làm cho người dân chúng tôi vô cùng bức xúc”.

Trước thông tin phản ánh của người dân, phóng viên có mặt tại khu vực này. Hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được là cả một quả đồi gần 2000 m2 đang bị máy xúc cỡ lớn “cào xé”, kèm theo đó là “binh đoàn” xe nối đuôi nhau vào “ăn đất” và vận chuyển đi bán ở khắp mọi nơi.

Đặc biệt, mỏ đất này nằm ngay trên trục đường tỉnh lộ 261, hàng ngày lượng xe quá khổ, quá tải (không hề đạy bạt), chạy với tốc độ lớn ra vào liên tục. Thế nhưng không hề vấp phải sự ngăn cản nào từ phía lực lượng cảnh sát giao thông huyện Đại Từ.

Tại đây, theo tìm hiểu chúng tôi được biết UBND thị trấn Quân Chu đồng ý cho gia đình bà Trần Thị Xuân, hạ độ cao thửa đất số 131, tờ bản đồ 39 diện tích 1897,1 m2, loại đất CLN tại tổ dân phố công trình thị trấn Quân Chu. Tuy nhiên, trong biên bản Chủ tịch UBND thị trấn Quân Chu ký không hề nói đến việc cho hạ trung bình là bao nhiêu, mốc giới như thế nào? phương án đổ thải ra sao?

Trao đổi nội dung này với phóng viên, ông Nguyễn Quang Hải - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ khẳng định: “Chúng tôi chưa nắm được thông tin ở đây đang khai thác đất, tôi sẽ liên hệ với Chủ tịch thị trấn Quân Chu rồi trả lời các anh sau”.

Thế nhưng, đến nay chúng tôi cũng không hề nhận được bất kỳ câu trả lời nào từ vị Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường này. Hơn nữa, việc khai thác tài nguyên trái phép ở đây vẫn diễn ra một cách công khai, với quy mô còn rầm rộ hơn trước.

Không dừng lại ở đó, phóng viên tiếp tục liên hệ với ông Trương Văn Ánh - Chủ tịch UBND thị trấn Quân Chu, ông Ánh cũng cho biết: “Tôi đang bận tiếp khách, tôi sẽ liên hệ và trả lời các anh về nội dung này sau”. Tuy nhiên, câu trả lời của ông Anh cũng là “để đấy và không nói gì”.

Trước đó, để siết chặt công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu người đứng đầu các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 14/1/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thái Nguyên còn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã lập quy hoạch, thăm dò, cấp phép khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu cấp huyện tổ chức ký cam kết với Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn về trách nhiệm quản lý khai thác đất san lấp, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn ký cam kết với Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng xóm về quản lý khai thác đất san lấp. Đồng thời, tổng hợp nhu cầu đất san lấp của địa phương mình, đề xuất các giải pháp quản lý theo quy định, báo cáo UBND tỉnh các trường hợp vi phạm về khai thác đất san lấp.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên quy định rất rõ và rất chi tiết về việc bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại đây vẫn diễn ra tình trạng lợi dụng việc san gạt hạ cốt nền để “ăn cắp” tài nguyên của Nhà nước. Qua đó, người dân thị trấn Quân Chu đặt ra nghi vấn về việc Phòng Tài Nguyên môi trường huyện Đại Từ, UBND thị trấn Quân Chu cố tình làm trái sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, để tiếp tay cho những sai phạm này?

Một số hình ảnh về việc khai thác đất tại thị trấn Quân Chu, tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên: Khai thác đất bừa bãi, làm trái quy định của UBND tỉnh
Thái Nguyên: Khai thác đất bừa bãi, làm trái quy định của UBND tỉnh
Thái Nguyên: Khai thác đất bừa bãi, làm trái quy định của UBND tỉnh
Thái Nguyên: Khai thác đất bừa bãi, làm trái quy định của UBND tỉnh
Thái Nguyên: Khai thác đất bừa bãi, làm trái quy định của UBND tỉnh

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Tin mới

Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).