Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 17/06/2022 09:52 (GMT+7)

Thái Bình: Dấu hiệu thi công không đạt chuẩn, gây ô nhiễm môi trường tại dự án gần 50 tỷ đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Một dự án có mức đầu tư gần 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đang bị đặt nghi vấn về chất lượng thi công không đạt chuẩn, gây hệ luỵ lớn về môi trường, nguy cơ mất an toàn lao động.

Theo tìm hiểu, Dự án xử lý cấp bách cống Tám Cửa tại km21+540 đê biển số 6 (sau đây viết tắt là Dự án), trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình do Ban Quản lý Dự án các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư. Đây là dự án thuỷ lợi thuộc nhóm C, có tổng vốn đầu tư dự kiến là 49.991.000.000 đồng (49 tỷ 991 triệu đồng). Trong đó, nguồn ngân sách Trung ương là 30 tỷ đồng, còn lại là ngân sách tỉnh Thái Bình.

Đơn vị thi công dự án là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Đại An (viết tắt là Công ty Đại An, có địa chỉ đăng ký tại số 7, ngõ 95, phố Chùa Bộc, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội). Mặc dù dự án đang trong quá trình thi công hoàn thiện nhưng đang bị phản ánh về chất lượng công trình không đạt chuẩn, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn lao động.

tm-img-alt
Quá trình thi công, cả đơn vị thi công và chủ đầu tư đã không thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường khi để lớp đất thải dày xuất hiện trên bề mặt đường.

Để làm rõ thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại khu vực thi công dự án để ghi nhận sự việc. Theo quan sát, xung quanh dự án đâu đâu cũng bao trùm bụi bẩn do đất đá, xe chở vật liệu xây dựng (VLXD) phục vụ dự án gây ra. Trên mặt cống, lối đi đường tránh dự án bị phủ một lớp đất bụi rất dày, mỗi lần các phương tiện ô tô, xe máy đi qua là bụi bay mù mịt, khiến người đi sau không nhìn rõ đường phải dừng lại để giữ an toàn.

Mặc dù ô nhiễm là thế, nhưng chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công lại không hề có biện pháp nào để giảm thiểu, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cũng theo quan sát, tại dự án có hàng chục công nhân đang tấp nập thi công nhưng không có bất kỳ người nào được trang bị bảo hộ lao động theo quy định về an toàn lao động. Thậm chí khi xe chở đá, đổ vật liệu xuống nhưng lái xe không hề quan sát khi ngay phía dưới có nhiều công nhân đang làm việc chỉ cách vị trí đổ hơn 1m, nhiều người đi qua chứng kiến sự việc đều cảm thấy bất an, lo sợ nguy cơ tai nạn lao động xảy ra đối với nhóm công nhân này.

tm-img-alt
Rất nhiều tấm ốp cả mới và cũ đều bị nứt, vỡ nhưng vẫn được đưa vào sử dụng mà chủ đầu tư không nắm rõ

Điều đáng nói, tại thời điểm này, người của đơn vị thi công cũng có mặt tại đó và chứng kiến sự việc nhưng không có bất kỳ ai chỉ đạo, nhắc nhở người lao động để đảm bảo an toàn khi thi công dự án.

Tiếp đến, theo ghi nhận của PV, hệ thống tấm ốp cả mặt trước và mặt sau của cống có rất nhiều tấm bị nứt, vỡ góc nhưng vẫn được đưa vào sử dụng, lắp đặt. Việc này thể hiện sự buông lỏng trong quản lý, giám sát thực tế thi công dự án của chủ đầu tư cũng như đơn vị tư vấn giám sát dự án.

Khi PV đặt câu hỏi với nhóm công nhân, về việc tại sao lại sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng để thi công, thì nhận được câu trả lời là chúng tôi chỉ làm theo chỉ đạo từ cán bộ công ty.

Không những vậy, mặc dù mới thi công xong nhưng phía sau nhà để trạm bơm đã xuất hiện rất nhiều vết nứt dày đặc, thế nhưng theo giải thích của cán bộ phụ trách thi công dự án thì không có vấn đề gì bất thường cả !?

tm-img-alt
Nhóm công nhân không được trang bị bất kỳ đồ bảo hộ lao động nào khi thi công dự án.

Để có thông tin khách quan, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Dự án các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình. Tại buổi làm việc, các vị Trưởng, Phó phòng Quản lý dự án và 2 cán bộ của phòng này cũng thừa nhận, dự án đang trong quá trình thi công nên việc gây ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi.

Sau khi tiếp nhận hình ảnh của PV thể hiện chất lượng thi công không đạt chuẩn tại dự án, thì cả 4 người này biện minh rằng, có thể do việc sử dụng lại tấm ốp cũ nên mới bị nứt, vỡ, chứ tấm mới thì không có tình trạng đó.

Tuy nhiên, khi có mặt tại hiện trường để kiểm tra thì các cán bộ của Phòng Quản lý dự án đều thừa nhận phản ánh của PV là chính xác, nên đã không thể "nói đỡ" cho đơn vị thi công và hứa sẽ cho thay thế.

Về vấn đề an toàn lao động, cả cán bộ phòng Quản lý dự án và đơn vị thi công đều thừa nhận, công nhân không dùng bất kỳ đồ bảo hộ lao động theo quy định. Ngay sau đó, lãnh đạo phòng Quản lý dự án đã nhắc nhở đại diện Công ty Đại An phải đảm bảo khoảng cách an toàn cho công nhân khi đổ VLXD thi công.

tm-img-alt
Xe đá đổ vật liệu chỉ cách chỗ công nhân đang làm việc hơn 1m gây nguy hiểm, nhưng không có bất kỳ cán bộ nào nhắc nhở.

Lý giải về việc cán bộ giám sát của Ban Quản lý dự án nhiều lúc không có mặt tại công trường, lãnh đạo Phòng Quản lý dự án cho biết, vì Ban có ít người nên cán bộ cũng không thể có mặt 24/24 tại dự án được.

Một dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước lên đến gần 50 tỷ đồng nhưng công tác quản lý, giám sát của Chủ đầu tư lại rất thờ ơ, thiếu chặt chẽ khiến cho nhà thầu thi công là Công ty Đại An “tụ tung tự tác” ngoài công trường, khiến chất lượng công trình có dấu hiệu không đạt chuẩn, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân địa phương, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động cho công nhân.

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đảm bảo chất lượng công trình sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng, thiết nghĩ lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình và Chủ đầu tư dự án cùng các Sở, ngành liên quan của tỉnh Thái Bình cần tiến hành thanh kiểm tra toàn bộ quá trình triển khai thi công dự án, đồng thời xem xét xử lý nghiêm tập thể, các nhân có biểu hiện buông lỏng quản lý, tiếp tay cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường, an toàn lao động (nếu có).

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.