Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 28/03/2022 06:42 (GMT+7)

Sẽ tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ tháng 4/2022

Theo dõi GĐ&PL trên

Với số lượng 13,7 triệu liều vaccine cho trẻ em của Pfizer và Moderna sản xuất mà phía Australia cam kết viện trợ, Bộ Y tế có thể triển khai tiêm chủng ngay từ tháng 4/2022.

Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em do Australia viện trợ.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, tại báo cáo, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế và Đại sứ quán Australia đã có buổi họp chiều ngày 22/3. Tại buổi làm việc này, phía Australia khẳng định có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, chịu trách nhiệm vận chuyển và chi trả chi phí vận chuyển về Việt Nam.

Cụ thể, đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vaccine, bao gồm: 0,7 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vaccine do Moderna sản xuất. Số vaccine này đều có hạn sử dụng đến tháng 7/2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 04/2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

Đợt 2 có khoảng 04 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4/2022.

Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vaccine để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

Tại báo cáo, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Y tế tiếp nhận viện trợ 13,7 triệu liều vaccine phòng Covid-19 do Chính phủ Australia viện trợ để triển khai tiêm từ đầu tháng 4/2022.

Giao Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế thúc đẩy phía Australia sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ kỹ thuật để cấp phép sử dụng và sớm vận chuyển vaccine về nước để triển khai tiêm chủng.

Bộ Y tế sẽ đề xuất số lượng vaccine cần mua thêm (nếu cần thiết) để tiêm cho trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi sau khi rà soát, dự báo tình hình tiêm vaccine của trẻ em và số lượng vaccine dự kiến được viện trợ.

Cũng tại báo cáo này về chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ Y tế cho biết Bộ đang khẩn trương rà soát, đánh giá các loại vaccine có thể tiêm cho trẻ em; tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em và việc tiêm sau khi bị nhiễm virus, kinh nghiệm của các nước, các cam kết viện trợ vaccine của các nước, trên cơ sở đó kiến nghị số vaccine cần mua báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Với số lượng 13,7 triệu liều vaccine cho trẻ em của Pfizer và Moderna sản xuất mà phía Australia cam kết viện trợ, Bộ Y tế có thể triển khai tiêm chủng ngay từ tháng 4/2022 theo phương châm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động viện trợ vaccine cho trẻ em từ nguồn COVAX, Chính phủ Hoa Kỳ, một số nước và tổ chức quốc tế trên cơ sở tiến độ, khả năng tiêm chủng và tình hình thực tiễn.

Cùng chuyên mục

Kiểm dịch y tế, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế tăng cường kiểm dịch y tế, năng lực xác định với bệnh Marburg.
Trào lưu "bắt pen" và những hậu quả khôn lường
Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều video theo trào lưu “bắt pen” khiến giới trẻ thích thú và tò mò thực hiện bởi cảm giác lâng lâng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây thiếu máu não, ngưng tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Tin mới

Lý giải vì sao Bộ GD&ĐT đề xuất xếp lương lần đầu của giáo viên tăng 01 bậc
Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay, lương giáo viên có thâm niên dưới 05 năm hiện nay rất thấp. Vì thế, việc nâng 01 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm là đề xuất nhằm khuyến khích người trẻ vào nghề dạy học. Đây cũng là một phần của việc hiện thực hóa mục tiêu lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương.