Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 19/03/2024 09:02 (GMT+7)

Sau khi vợ chồng anh trai qua đời, vợ chồng tôi nhận nuôi cháu, thấy di chúc mẹ chồng viết tôi choáng váng

Theo dõi GĐ&PL trên

Mẹ tôi bảo nên lén qua phòng mẹ chồng xem bà có để lại di chúc gì không, nếu có thì xem bà viết cái gì. Quả nhiên, tôi đã tìm thấy di chúc của mẹ chồng.

Khi vợ chồng tôi cưới nhau được 2 năm, lúc con gái tôi được 1 tuổi thì vợ chồng anh trai chồng qua đời trong một vụ tai nạn ô tô, để lại đứa con trai mới 3 tuổi. Lúc đó, nhà mẹ đẻ chị dâu đến xin nhận cháu về nuôi nhưng mẹ chồng không chịu. Bà nói đứa bé là cháu đích tôn của dòng họ, không thể giao cho nhà ngoại nuôi được.

Tôi cứ nghĩ mẹ chồng sẽ nuôi cháu trai khôn lớn thành người, vợ chồng tôi chỉ giúp đỡ phần nào thôi. Nhưng chưa đầy nửa năm sau, mẹ chồng lại xin chúng tôi đón đứa bé về sống cùng.

- Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. Cu Tôm (tên cháu trai tôi) còn bé quá, mẹ muốn hai con đón thằng bé về chăm sóc, nuôi dạy nó khôn lớn thành người. Mẹ già rồi, học ít, sau này không biết dạy nó học kiểu gì.

Tôi định từ chối nhưng chồng lại đồng ý vì thương cháu. Sau cùng, tôi đành để chồng đón cháu về nhà mình sống.

Sau khi vợ chồng anh trai qua đời, vợ chồng tôi nhận nuôi cháu, thấy di chúc mẹ chồng viết tôi choáng váng - 1
Thương cháu, chồng tôi đã đón cháu trai về nuôi. (Ảnh minh họa).

Sau khi vợ chồng anh trai qua đời, gia đình được nhận một khoản tiền bồi thường từ bảo hiểm. Số tiền đó do mẹ chồng tôi giữ. Những tưởng khi cháu sống với chúng tôi, chi phí sinh hoạt của đứa nhỏ sẽ được trích từ khoản tiền bồi thường đó, nhưng mẹ chồng không bao giờ nhắc đến chuyện này, bà cũng chẳng đưa cho tôi một đồng.

Khi bố mẹ ruột của tôi biết chuyện, họ bảo tôi hãy nói thẳng với mẹ chồng nếu không sẽ trả cháu lại cho bà tự nuôi. Nhưng, tôi ngại, chồng thì bảo:

- Em tính toán làm gì. Anh coi cu Tôm như con cái trong nhà. Em đừng nghe bố mẹ nói linh tinh mà làm mất tình cảm gia đình. Em cứ hết lòng dạy dỗ cu Tôm đi, sau sẽ nhận được hồi đáp thôi. Mẹ bây giờ chỉ còn vợ chồng mình ở bên, sau này mọi tài sản trong nhà không để cho chúng mình thì để cho ai?

Nghe lời chồng, từ đó về sau tôi không bao giờ nhắc tới chuyện tiền nong khi nuôi cháu nữa. Nhưng để nuôi dạy một đứa trẻ không chỉ dừng lại ở việc tiền bạc. Tôi đã hy sinh rất nhiều và coi cháu như con ruột của mình. Tôi tưởng rằng những nỗ lực của mình sẽ khiến chồng và mẹ chồng biết ơn tôi, nhưng thực tế không phải vậy.

Sau khi vợ chồng anh trai qua đời, vợ chồng tôi nhận nuôi cháu, thấy di chúc mẹ chồng viết tôi choáng váng - 2
Từ khi nhận nuôi cháu, tôi coi thằng bé như con mình. (Ảnh minh họa).

Sau khi cháu trai tốt nghiệp đại học, nó trở về quê và tìm được một công việc tốt ở thành phố. Tết vừa rồi, cháu về quê mua quà cáp nhiều lắm, mẹ chồng tôi thấy thế rất vui. Nhưng không ngờ, hồi đầu tháng nay mẹ chồng lại đột quỵ.

Tôi thở dài trong lòng, chưa tận hưởng cuộc sống nhàn nhã được mấy ngày tôi lại phải chăm sóc mẹ chồng bị liệt. Tôi không có vấn đề gì với việc chăm sóc mẹ chồng cả, nhưng tôi vẫn đang đi làm nên phải thuê người chăm sóc bà vào ban ngày. Về phần chi phí, tôi không muốn gánh, vì bà có tiền mà.

Không ngờ, mẹ chồng lại không chịu đưa tiền. Ngạc nhiên hơn là chồng tôi, anh có thái độ rất kỳ lạ, bênh mẹ chằm chặp.

Biết chuyện, mẹ tôi bảo nên lén qua phòng mẹ chồng xem bà có để lại di chúc gì không, nếu có thì xem bà viết cái gì. Nếu bà có chia tài sản cho tôi thì hẵng bỏ tiền túi của mình ra chăm sóc bà, còn không thì mặc cho chồng tự chăm. Tôi thực sự không muốn làm vậy, nhưng rồi tôi vẫn nghe theo lời mẹ.

Quả nhiên, tôi đã tìm thấy di chúc của mẹ chồng. Trong đó ghi rõ số tiền bồi thường của anh trai chị dâu năm đó vẫn thuộc về cháu trai. Tiền tiết kiệm của bà, cộng thêm khoản 3 tỷ từ việc đền bù đất cách đây 5 năm được chia thành 2 phần, một phần cho chồng tôi và một phần cho cháu trai.

Ngoài ra, căn nhà hiện tại mẹ chồng đang ở cũng là của cháu trai và chồng tôi. Bà còn ghi chú rõ ràng rằng tất cả tài sản của bà không liên quan gì đến con dâu.

Sau khi vợ chồng anh trai qua đời, vợ chồng tôi nhận nuôi cháu, thấy di chúc mẹ chồng viết tôi choáng váng - 3
Đọc di chúc của mẹ chồng tôi mà tôi choáng váng. (Ảnh minh họa).

Tôi choáng váng đến mức đứng không vững nữa. Tôi tốn biết bao tiền của, công sức nuôi cháu trai cuối cùng chỉ nhận được mấy lời khen hời hợt từ mẹ chồng chứ chẳng được đồng lẻ nào. Biết rằng cho đi không nên đòi hỏi được nhận lại, đó là tài sản của nhà chồng tôi không có quyền đòi hỏi, nhưng ít ra cũng nên chia cho tôi một chút chứ?

Thời điểm lập di chúc là lúc mới nhận tiền đền bù đất, trong bản di chúc có cả chữ ký của chồng tôi và bác trưởng xóm làm chứng. Chồng nói chúng tôi là một gia đình nhưng sau khi biết nội dung di chúc, anh không giúp tôi đấu tranh nhận một chút quyền lợi nhỏ nhoi mà còn hùa với mẹ giấu tôi, nghĩ mà buồn.

Tôi chụp bản di chúc và lấy cớ bận công việc, phải làm thêm giờ nên không chăm sóc mẹ chồng được. Từ ngày đó đến nay đã hơn một tuần trôi qua, chồng liên tục thúc giục tôi sắp xếp công việc về chăm sóc mẹ, nhưng tôi vẫn viện lý do bận công việc vì không biết giải quyết vấn đề này như thế nào.

Tôi thất vọng về chồng đến cùng cực. Nếu ly hôn, tôi sẽ chẳng được chia mấy đồng vì bao năm qua tiền bạc của hai vợ chồng đều đổ dồn vào nuôi 2 đứa con và 1 đứa cháu, mua nhà, tậu xe hết rồi.

Trước khi lấy chồng, bố mẹ từng nói với tôi rằng, không phải mọi sự nỗ lực, chân thành đều được đền đáp. Dù làm gì tôi cũng nên có “quỹ đen”, trừ lại một đường lui cho mình nhưng tôi không nghe. Tôi nghĩ là vợ chồng thì không nên đề phòng nhau, phải công khai mọi thứ với nhau để rồi giờ đây khi có chuyện xảy ra mới thấy hối hận. Tôi nên làm gì bây giờ?

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.