Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/07/2022 15:39 (GMT+7)

Ca mắc mới gia tăng, đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu

Theo dõi GĐ&PL trên

Đại hội đồng y tế công cộng khẩn cấp thế giới mới đây tiếp tục khẳng định, đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu.

Thông tin trên được TS. Vũ Hương, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức chiều qua 21/7.

Ca mắc mới gia tăng, đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu

Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho biết thêm, trong 6 tuần gần đây, có tới 5 tuần ghi nhận số ca mắc COVID-19 và tử vong gia tăng trên toàn thế giới, trong đó chỉ có 1 tuần số ca mắc đi ngang.

Ngày 12/7, Đại hội đồng y tế công cộng khẩn cấp thế giới tiếp tục nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu. Trên thế giới, biến thể BA.4, BA.5 của Omicron tiếp tục chiếm ưu thế.

Tại Việt Nam, số ca mắc của tuần này tăng tới 21% so với tuần trước. Liên tiếp trong 3 ngày gần đây (từ 19/7-21/7), mỗi ngày đều ghi nhận hơn 1.000 ca COVID-19 mới, trong đó riêng ngày 21/7, số ca mắc mới lên đến gần 1.300, cao nhất trong 47 ngày qua. Các ca mắc biến thể BA.4 và BA.5 đang gia tăng.

Báo cáo về tình hình dịch bệnh phía Bắc, TS. Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, kết quả giải trình tự gen trong số hơn 360 mẫu được giám sát từ đầu năm 2022 đến nay, phát hiện chủ yếu là chủng Omicron. Từ tháng 6, khu vực này phát hiện thêm biến thể phụ của Omicron là BA.5 tại Hà Nội, và sau đó là tại Cao Bằng, Thái Bình, Nghệ An và Hải Dương.

TS. Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM số ca mắc COVID-19 tại các tỉnh khu vực phía Nam giảm dần trong thời gian vừa qua và thấp nhất vào tuần 24-26 sau đó có sự gia tăng nhẹ từ tuần 27 đến nay.

Về kết quả giải trình tự gen, Phó Viện trưởng Nguyễn Vũ Thượng cho biết, trong số hơn 30 mẫu được làm giải trình tự gen tuần qua, thì biến thể phụ BA.2 chiếm khoảng 30%, còn lại là biến thể BA.4, BA.5 đồng thời phát hiện thêm cả biến thể phụ BA.2.12.1. Biến thể BA.2.12.1 cũng có khả năng lẩn tránh miễn dịch nhưng ít hơn BA.4, BA.5.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 cho người dân: Giải pháp can thiệp quan trọng nhất để chống lại biến thể mới BA.4, BA.5

Theo chuyên gia của Viện Pasteur TP HCM, hiện nay biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần chiếm tỷ trọng cao cùng với biến thể phụ BA.2. Theo y văn thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 đều có khả năng lẩn tránh miễn dịch.

Việc tăng tỷ lệ nhiễm BA.2.12.1, BA.4 và BA.5 đi kèm với tăng mắc mới. Ở một số quốc gia, sự gia tăng ca bệnh cũng dẫn đến sự gia tăng số ca nhập viện, nhập ICU và tử vong. BA.4 và BA.5 có khả năng lẩn tránh miễn dịch tốt hơn so với biến thể gốc của Omicron.

BA.4/BA.5 có hiệu giá kháng thể trung hòa thấp hơn khoảng 7,5 lần so với BA.1. BA.4/BA.5 có khả năng kháng với kháng thể vaccine cao gấp 3-4 lần so với các biến thể cũ của Omicron. BA.2.12.1 tăng 1.8 lần khả năng kháng với kháng thể tạo ra từ vaccine so với BA.2.

Vì thế, chuyên gia khuyến cáo nếu không làm tốt các biện pháp phòng chống dịch (đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 theo hướng dẫn cho một số đối tượng theo hướng dẫn, đeo khẩu trang…), dự báo ca mắc sẽ gia tăng, cùng với dịch sốt xuất huyết thì có nguy cơ dịch chồng dịch.

Do đó các địa phương cũng cần thận trọng khi thấy dịch giảm, có thể do chưa nhập liệu đầy đủ nên chưa cập nhật được đầy đủ số liệu.

Cũng về vấn đề này, theo chuyên gia của WHO đối với biến thể BA.4, BA.5 và các biến thể mới có diễn biến rất khó lường, tuy nhiên giải pháp can thiệp quan trọng nhất để chống lại biến thể mới giai đoạn này đó chính là triển khai nhanh việc tiêm mũi nhắc lại cho người dân, nhất là đối tượng trên 18 tuổi.

"Đây là yếu tố quan trọng nhất trong thời gian điểm hiện tại và chính là biện pháp đối phó với những diễn biến mới khó lường trước của biến thể mới"- TS. Vũ Hương nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.