Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 24/08/2024 06:47 (GMT+7)

Pin cúc áo "ăn mòn" vách ngăn mũi của bé trai 3 tuổi

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau khi gắp dị vật là 1 viên pin cúc ra khỏi hốc mũi của bệnh nhi, bác sĩ thấy pin đã ăn mòn cuống mũi và vách ngăn mũi của bé.

Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã tiếp nhận bé trai 3 tuổi (ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng sốt, chảy dịch mủ nhầy màu đen có mùi hôi ở mũi bên phải.

Mẹ bé cho hay, trước khi nhập viện 1 ngày, bé quấy khóc và kêu đau, mũi chảy dịch màu đen. Sau đó bé sốt nhẹ. Chị đưa con đến phòng khám gần nhà để kiểm tra nhưng không tìm ra nguyên nhân. Sáng hôm sau, gia đình vội đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang điều trị.

Pin cúc áo
Kết quả chụp X-quang sọ não mặt thẳng/nghiêng cho thấy có dị vật ở mũi bệnh nhi. Ảnh: BV Sản Nhi Bắc Giang.

Kết quả chụp X-quang tại đây cho thấy có hình ảnh cản quang vị trí hốc mũi phải. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp có dị vật trong mũi nên đã nội soi và gắp dị vật ra. Dị vật là 1 viên pin cúc có đường kính khoảng 1cm, đã bị ôxy hóa đen vỏ. Rửa sạch hốc mũi trẻ kiểm tra, bác sĩ thấy pin đã ăn mòn cuống mũi và vách ngăn mũi. Rất may bé chưa bị thủng vách ngăn mũi.

Hiện bé tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Liên chuyên khoa cho tới khi sức khỏe ổn định.

Được biết, các bác sĩ từng thực hiện lấy rất nhiều dị vật khác nhau trong tai - mũi - họng của trẻ có thể kể tới như: hạt đỗ/ngô, hạt muồng, hạt của các loại đồ chơi, mảnh bông gòn, cục phấn, cục tẩy hay các loại côn trùng như kiến, muỗi… và nguy hiểm nhất là pin cúc. Những dị vật này khi lọt vào mũi hoặc tai của trẻ lâu ngày gây viêm tại chỗ, thậm chí có thể phá hủy lớp niêm mạc làm thủng vách ngăn mũi, thủng màng nhĩ…

Pin cúc áo
Các bác sĩ nội soi mũi cho bệnh nhi. Ảnh: BV Sản Nhi Bắc Giang.

Qua đây, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cũng có khuyến cáo rằng: Các bậc phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng khi chăm sóc trẻ nhỏ. Không nên cho trẻ chơi những đồ chơi sử dụng pin cúc, trẻ dễ tháo rời rồi nuốt hoặc nhét vào tai, mũi gây nguy hiểm tới sức khoẻ của trẻ. Nếu thấy trẻ quấy khóc, có dịch lạ như máu, mủ từ mũi, tai chảy ra thì nên đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa tai - mũi - họng và có trang thiết bị nội soi tai - mũi - họng hiện đại để được thăm khám và xử trí kịp thời. Đặc biệt, khi phát hiện dị vật rơi vào trong tai - mũi - họng của trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý lấy dị vật cho trẻ tại nhà vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn khiến trẻ bị tổn thương nghiêm trọng hơn và sẽ gây khó khăn cho quá trình trị liệu về sau.

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine để sớm kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 và công bố hết dịch vào giữa tháng 10/2024. Tăng độ phủ vaccine nhanh nhất là chìa khóa tối ưu để kiểm soát dịch sởi.

Tin mới

Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
Những ngày qua, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã đón học sinh quay trở lại trường sau những ngày tạm nghỉ do mưa lũ. Trường cũng đã đón 107 học sinh ở thôn Làng Nủ, nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng về điểm trường chính để học tập và ở nội trú.
Gió mùa Đông Bắc sắp tràn về miền Bắc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khoảng đêm 21/9 và sáng sớm ngày 22/9, không khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.