Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/10/2021 11:39 (GMT+7)

Phụ huynh bức xúc vì mua áo đồng phục với giá cao, nhà trường nói gì?

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời gian gần đây, một số phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Hải Trung (Hải Hậu, Nam Định) phản ánh việc phải đăng ký mua áo đồng phục cho con với giá 104.000 đồng/chiếc, đắt hơn rất nhiêu so với áo bán ở ngoài thị trường.

Theo các phụ huynh, thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến đời sống người dân khó khăn, nay vào năm học mới phải mua đồng phục với giá cao khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Các phụ huynh cho rằng, giá của một chiếc áo phông ngắn tay với chất liệu tương tự khi bán ở ngoài chỉ từ 50.000 - 70.000 đồng/chiếc. Sự khác biệt ở đây chỉ là áo mua ở trường thì có thêm logo của trường.

Phụ huynh bức xúc vì mua áo đồng phục với giá cao, nhà trường nói gì? Ảnh 1
Trường Tiểu học Hải Trung (Hải Hậu, Nam Định).

Chia sẻ với báo Giáo dục & Thời đại, ông Lê Trung Hiếu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Trung cho biết, nhà trường đã nắm được tình hình và có thông tin ban đầu về việc này.

Theo ông Hiếu, vào giữa tháng 8/2021, đại diện một công ty may mặc có trụ sở tại huyện Xuân Trường có mang một số mẫu áo đến trường và đặt vấn đề muốn cung cấp áo đồng phục cho học sinh năm học 2021 - 2022.

Nhà trường đã mời Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) của trường đến để cùng nhau lựa chọn thống nhất mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc áo đồng phục. Hiệu trưởng cũng đồng ý cho doanh nghiệp trực tiếp bán áo đồng phục học sinh cho phụ huynh trên cơ sở thuận mua vừa bán. Phụ huynh mua theo tinh thần tự nguyện, số lượng và giá cả thống nhất giữa doanh nghiệp và CMHS.

Đến ngày 21/9, phía Công ty mới mang áo đồng phục đến giao trực tiếp cho phụ huynh. Học sinh có thể mang áo về nhà mặc thử, nếu không chấp thuận có thể trả lại cho công ty. Nếu phụ huynh đồng ý có thể thanh toán cho doanh nghiệp trước ngày 10/10.

Hiệu trưởng Lê Trung Hiếu cho hay, tính đến nay vẫn chưa có phụ huynh nào trả lại áo, công ty cũng chưa nhận được tiền thanh toán từ CMHS.

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Thế Hưng - Trưởng Phòng GDĐT Hải Hậu cho rằng, qua sự việc lần này, Phòng sẽ quán triệt kỹ càng hơn tới các trường và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hơn nữa.

Đối với hiệu trưởng, trước khi triển khai làm việc gì phải nghiên cứu thật kỹ quy định tại các văn bản chỉ đạo để hiểu được trách nhiệm của mình là gì. Tránh tình trạng vi phạm các quy định khiến phụ huynh bức xúc.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?