Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 21/12/2020 15:10 (GMT+7)

Nữ tiếp viên hàng không kháng cáo tăng án với tài xế Mercedes

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 21/12, chị Nguyễn Thị Bích Hường làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm yêu cầu tăng án với bị cáo Phong và buộc hai Công ty liên quan phải liên đới cùng bị cáo bồi thường. 

Trưa ngày 21/12, Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ – người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị Nguyễn Thị Bích Hường (30 tuổi, nữ tiếp viên hàng không bị Mercedes tông thương tật 79%) cho biết vừa làm xong đơn kháng cáo để gửi Tòa án nhân dân (TAND) quận Phú Nhuận (TP. HCM).

Nữ tiếp viên hàng không kháng cáo tăng án với tài xế Mercedes - Luật sư Việt Nam Online
Chị Nguyễn Thị Bích Hường tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Minh Tâm.

Theo đó, nữ tiếp viên kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm trong vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) tòa xét xử vào ngày 15 và 16/12/2020.

Trước đó ngày 16/12 TAND quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã tuyên phạt Phong 07 năm 06 tháng tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tòa cũng buộc Phong phải bồi thường gần 02 tỉ đồng cho hai bị hại là ông Lê Mạnh Thường và chị Hường.

Trong đơn, nữ tiếp viên Bích Hường cho rằng về trách nhiệm hình sự, bản án mà tòa án nhân dân quận Phú Nhuận tuyên án với Nguyễn Trần Hoàng Phong 07 năm 06 tháng tù là chưa phù hợp, chưa tương xứng với hành vi, hậu quả mà tài xế Mercedes đã gây ra. Mức phạt như vậy còn quá nhẹ đối với bị cáo nên nữ tiếp viên đề nghị phải tăng hình phạt.

Cụ thể, về người chịu trách nhiệm bồi thường, tòa chấp nhận yêu cầu buộc bị cáo Phong bồi thường cho nữ tiếp viên số tiền 1,4 tỉ đồng với những tổn thất là chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, chi phí trả cho người chăm sóc chị Hường trong thời gian điều trị, tiền bồi thường về tổn thất tinh thần, thiệt hại do chưa hồi phục sức khỏe…

Đối với phần dân sự, bản án sơ thẩm tuyên bị cáo phải bồi thường cho chị Hường số tiền hơn 1,4 tỉ đồng là phù hợp. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm chỉ buộc mình bị cáo Phong bồi thường là chưa đúng.

“Theo tôi bản án chỉ yêu cầu bị cáo Phong bồi thường là chưa phù hợp vì việc giao xe Mercedes cho bị cáo sử dụng gây tai nạn còn liên quan đến Công ty TNHH TM Du lịch Vận tải Khang Gia và Công ty Fumita. Vì vậy, cả hai công ty này phải có trách nhiệm liên đới với bị cáo trong việc chịu bồi thường”, nữ tiếp viên trình bày.

Theo đơn kháng cáo nguồn gốc chiếc xe Mercedes Phong điều khiển gây tai nạn là của ông Võ Văn Phúc cho Công ty Fumita thuê. Mặt khác chưa xác minh có việc ông Phúc cho Công ty Fumita thuê xe hay không, bởi ông Phúc là cha của ông Minh (người đại diện theo pháp luật của Công ty Fumita) nên việc cho thuê xe chỉ nói miệng, không lập hợp đồng cho thuế xe.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án lại có hợp đồng thuê xe giữa ông Phúc với ông Minh. Vậy hợp đồng này có phải là ký giả sau khi tai nạn xảy ra để chứng minh có việc cho thuê xe giữa ông Phúc với Công ty Fumita hay không? Chưa đủ chứng cứ chứng minh có việc Công ty Fumita cho Công ty Khang Gia thêu ô tô Mercedes là hợp pháp.

Tại tòa, theo lời trình bày của phía ông Phúc thì Công ty Fumita khi thuê xe chỉ được quyền quản lý và sử dụng, nhưng không được cho thuê lại chiếc xe này. Trong hợp đồng cho thuê xe cũng không có nội dung Công ty Fumita không có quyền cho thuê lại. Thế nhưng Công ty Fumita lại đem chiếc xe Mercedes cho phía Công ty Khang Gia thuê lại.

Khi Công ty Fumita đem chiếc ô tô trên cho phía Công ty Khang Gia thuê lại thì Fumita đã vi phạm quy định Công ty Fumita không được quyền cho thuê lại xe và không có chức năng ngành nghề được phép cho thuê xe.

Mặc khác trong hồ sơ vụ án, trong hợp đồng thuê xe giữa Công ty Fumita và Công ty Khang Gia chỉ đóng dấu, không có chữ ký của người đại diện Công ty Fumita. Do đó, hợp đồng này không có giá trị pháp lý.

Theo đơn kháng cáo hai Công ty này đều không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hồ sơ báo cáo thuế… để chứng minh có việc thanh toán tiền đối với giao dịch thuê xe. Hợp đồng này có phải là ký “giả tạo” sau khi tai nạn xảy ra để chứng minh có việc cho thuê xe giữa Công ty Fumita và Công ty Khang Gia hay không?

Khi Công ty Khang Gia cho bị cáo Phong thuê xe Mercedes đã không yêu cầu Phong xuất trình bằng lái xe nhưng vẫn đồng ý cho Phong thuê xe. Công ty Khang Gia cũng không kiểm tra việc Công ty Futima có quyền cho mình thuê xe hay không. Công ty Khang Gia cũng không chức năng ngành nghề được phép cho thuê xe nhưng vẫn cho bị cáo thuê xe.

Theo chị Hường trong các hợp đồng cho thuê xe giữa Công ty Khang Gia có dấu hiệu giả mạo nhưng tòa sơ thẩm chưa làm rõ, không tiến hành giám định chữ ký khiến việc đánh giá chứng cứ chưa toàn diện.

Do đó, cả phía Công ty Fumita và Công ty Khang Gia đều có lỗi trong việc giao xe cho bị cáo Phong điều khiển, các bên phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường là phù hợp.

Tòa phải làm rõ việc né bồi thường

Trong đơn kháng cáo, nữ tiếp viên nêu, tài xế Mercedes gây tai nạn và bị bắt tạm giam nhưng trong thời gian này đã được mẹ cùng công chứng viên vào trại giam để làm thủ tục sang tên căn hộ cho mẹ của mình nhằm tẩu tán tài sản, để bị cáo không còn tài sản, không phải bồi thường sau này.

“Tòa không thu thập chứng cứ này, không áp dụng biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản là căn nhà để đảm bảo việc thi hành án sau này là không phù hợp”, chị Bích Hường nêu quan điểm.

Trước đó, được nói lời sau cùng ở tòa, tài xế Mercedes xin lỗi nữ tiếp viên và gia đình tài xế GrabBike đã mất, đồng thời hứa thi hành án trở về sẽ bồi thường cho hai bên đúng như thỏa thuận (1,4 tỉ với nữ tiếp viên và hơn 400 triệu với gia đình tài xế GrabBike).

Điều này cũng khiến nữ tiếp viên ngạc nhiên vì: thi hành án trở về là bao giờ, trong khi số tiền bồi thường được liệt kê là chi phí điều trị trong cả năm vừa qua của chị. Chị thắc mắc, tòa tuyên vậy nhưng tài xế Mercedes có thi hành hay không mới là chuyện quan trọng.

Trong khi, tài sản duy nhất của Nguyễn Trần Hoàng Phong là căn nhà, mà căn nhà lại vội vàng sang tên cho mẹ trong lúc bị tạm giam dù biết thiệt hại của vụ tai nạn là rất lớn thì giờ tiền đâu Phong bồi thường?

Chính vì vậy, nữ tiếp viên làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm mà TAND quận Phú Nhuận đã tuyên vào ngày 16/12/2020 với Nguyễn Trần Hoàng Phong – tài xế Mercedes chạy xe 84km/h tông trúng nữ tiếp viên và tài xế GrabBike.

Theo cáo trạng, 5 giờ 27 phút ngày 30/01/2020, Nguyễn Trần Hoàng Phong dùng bằng lái giả thuê xe Mercedes chở theo 04 người khác chạy với tốc độ 84km/h tông trúng tài xế GrabBike chở theo nữ tiếp viên hàng không.

Vụ tai nạn khiến tài xế GrabBike không qua khỏi, nữ tiếp viên hàng không bị đa chấn thương phải nằm viện điều trị cả năm qua với tỉ lệ thương tật là 79%.

Sau tai nạn, Phong rời khỏi hiện trường, tìm cách xóa dấu vết nhằm trốn tránh trách nhiệm. 02 ngày sau Phong ra đầu thú, xét nghiệm dương tính với ma túy đá và thuốc lắc. Bằng lái, CMND giả dùng thuê xe Phong cũng quăng trên đường trước khi về trình diện cơ quan điều tra.

Suốt thời gian gần một năm vừa qua, nữ tiếp viên bức xúc vì gia đình Phong không một lời hỏi thăm.

Cùng chuyên mục

Truy tố bị can Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và 49 bị can khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Tin mới