Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 01/02/2025 12:21 (GMT+7)

Nỗ lực để mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng

Theo dõi GĐ&PL trên

Năm 2025, Bộ Y tế tiếp tục đổi mới và tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế trước các thách thức mới.

Nỗ lực để mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ảnh 1
Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện điều trị u lành tính tuyến giáp bằng sóng cao tần RFA cho bệnh nhân. Ảnh: Nguyễn Thảo/TTXVN.

Bộ Y tế đặc biệt chú trọng đến tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho mọi người. Cùng với đổi mới công nghệ y tế toàn diện, tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data và y tế số, ngành y tế tăng cường nâng cao nhận thức và hành động trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm, đặc biệt đối với bà con vùng sâu, vùng xa...

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện

Cả nước hiện có hơn 11.400 trạm y tế xã, phường, đây được xem là nền tảng, là xương sống và cũng là “người gác cổng” của ngành y tế trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuyến y tế cơ sở đã đạt nhiều thành tựu trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đến nay, 100% cấp huyện có trung tâm y tế; 99% cấp xã có trạm y tế; 97% trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Nhân lực y tế cơ sở từng bước được củng cố, số lượng nhân lực y tế có trình độ cao ngày càng tăng. Cơ sở vật chất, thiết bị được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tiến với gần 80% trạm y tế xã được đầu tư kiên cố. Khả năng và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế tại y tế cơ sở ngày càng nâng lên, cơ bản thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế được cải thiện.

Bộ Y tế đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện để củng cố hệ thống y tế cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ y tế tại tuyến này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy hoạch, đề án để xây dựng và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Để nâng cao chất lượng, hoạt động của y tế cơ sở, ngày 22/1/2002, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, khẳng định vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở (gồm: y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tiếp đó, ngày 23/2/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW của về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới tiếp tục đề ra nhiệm vụ củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ, trong đó yêu cầu Nhà nước đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để nâng cấp các cơ sở y tế.

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, coi “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”, đã đề ra nhiệm vụ giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở; đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe…

Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới đã thêm một lần nữa khẳng định quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở.

Giải quyết đồng thời nhiều vấn đề đang tồn tại về năng lực cung ứng dịch vụ y tế

Tiếp theo Chỉ thị số 25-CT/TW, Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đầu năm 2024 được xác định thuộc nhóm quy hoạch ngành quốc gia; xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế được xây dựng trên cơ sở 6 quan điểm phát triển cơ bản. Đó là sự phù hợp với những định hướng lớn mang tính quốc gia, bao gồm định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch cấp quốc gia khác có liên quan.

Tiếp đó là là yêu cầu bảo đảm cung ứng dịch vụ toàn diện, lồng ghép, liên tục với sự tiếp cận thuận lợi và khả năng bảo vệ tài chính. Cùng với đó là yêu cầu bảo đảm an ninh y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu và các tình huống khẩn cấp.

Tiếp theo là phát triển mạng lưới cơ sở y tế gắn liền với đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Phát triển mạng lưới cơ sở y tế bảo đảm tính cân đối, đồng bộ, kết nối hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế cấp quốc gia với mạng lưới cơ sở y tế địa phương.

Phát triển mạng lưới cơ sở y tế theo hướng kết hợp hài hòa giữa y tế cơ sở và y tế chuyên sâu; giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; giữa y tế lực lượng vũ trang và dân y gắn với xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng, an ninh.

Huy động tối đa nguồn lực đầu tư để phát triển mạng lưới cơ sở y tế theo quy hoạch, đi đôi với sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư.

Và cuối cùng là bảo đảm tính công bằng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực, vùng, miền, hướng tới mục tiêu mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng.

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính nhấn mạnh, Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế được kỳ vọng sẽ giúp từng bước giải quyết đồng thời nhiều vấn đề đang tồn tại về năng lực cung ứng dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao (bao gồm tổng nguồn cung còn hạn chế so với nhu cầu thực tế và khoảng cách về công nghệ cũng như chất lượng dịch vụ so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển) cũng như sự bất hợp lý về phân bổ các cơ sở y tế chuyên sâu trên không gian địa lý, tạo nên sự bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ sở y tế chuyên sâu tuyến cuối của người dân sống tại các vùng kinh tế - xã hội khác nhau.

Cùng chuyên mục

Trong 4 ngày, 150.221 người được chữa khỏi bệnh về nhà ăn Tết
Thông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, chỉ trong 24 giờ, tính từ 7 giờ ngày 28/1 đến 7 giờ ngày 29/1/2025 (tức mùng 1 Tết Ất Tỵ), đã có 45.776 người bệnh được điều trị khỏi về nhà sum họp với gia đình trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tính chung trong 4 ngày nghỉ Tết, đã có 150.221 người được chữa khỏi bệnh về nhà ăn Tết.
Bác sĩ cảnh báo những bệnh nguy hiểm và tai nạn trẻ dễ gặp phải trong dịp Tết
Vào dịp Tết, trẻ em được nghỉ học dài ngày, người lớn lại quá bận rộn với những công việc chuẩn bị đón Tết. Vì thế, trẻ dễ gặp các tai nạn sinh hoạt như nuốt phải vật thể gây ngạt thở, điện giật, chấn thương, bỏng, đuối nước, uống hoặc ăn nhầm các chất độc hại… Bên cạnh đó, với thời tiết se lạnh, ăn uống thất thường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hoá.
Tắm cây mùi già – Hương vị Tết xưa trong mỗi gia đình Việt
Khi những cơn gió se lạnh ùa về báo hiệu mùa đông sắp qua đi, đâu đó trên những phiên chợ quê lại xuất hiện những bó mùi già được bày bán. Cảnh người người, nhà nhà tấp nập mua sắm cho Tết càng làm không khí thêm rộn ràng, hối hả. Trong ký ức của bao người, cây mùi già không chỉ là một món hàng hóa đơn thuần mà còn là biểu tượng của phong tục, tập quán và cả ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Chuẩn bị chu đáo công tác khám chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, để bảo đảm công tác cấp cứu và điều trị trong dịp Tết, thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện đầu ngành đã thực hiện công tác chuẩn bị từ rất sớm, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cho đến đội ngũ nhân lực.
Đảm bảo trực cấp cứu, điều trị y tế, phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết
Ngày 25/1 (tức ngày 26 tháng Chạp) cũng là ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến thời điểm này các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn sàng công tác trực cấp cứu, điều trị cho người bệnh và các phương án phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

Tin mới

Năm 2025 là năm khởi đầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với ngành Giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Nhiều chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 2
Theo TTXVN: Tháng 2/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến kinh tế như giá điện và giá dịch vụ về điện, quy định về đăng ký thuế, giám định tiền giả, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai… chính thức có hiệu lực thi hành.