Những lời đầu tiên bố mẹ nói khi con đi học về, sẽ ảnh hưởng đến con suốt đời
Theo các chuyên gia, những lời đầu tiên bố mẹ hỏi con sau giờ học sẽ quyết định cuộc đời con.
Chắc hẳn chúng ta nhiều lần nhìn thấy tình huống đứa trẻ mới bắt đầu đi học, được mẹ đưa đi rồi thất vọng muốn khóc, để rồi kết thúc một ngày học với tâm trạng tiếc nuối và háo hức chờ mẹ đến đón sau giờ học.
Khi nhìn thấy mẹ đến, nhiều đứa trẻ rất muốn lao vào vòng tay mẹ và khóc thật to. Theo các chuyên gia, những lời đầu tiên bố mẹ hỏi con sau giờ học sẽ quyết định cuộc đời con.
Hãy hỏi con những câu tích cực sau giờ tan học
Hãy hỏi con những câu tích cực sau giờ tan học để khám phá thêm về trải nghiệm và khích lệ con đối với việc học. Bố mẹ có thể sử dụng những câu hỏi sau để tạo ra một cuộc trò chuyện thú vị:
"Hôm nay có điều gì thú vị xảy ra không?
"Hôm nay con có vui không? Có điều gì làm con cảm thấy hạnh phúc?"
"Con đã chơi những trò chơi nào với bạn? Có những bạn mới không?"
"Ai là người bạn con thân nhất ở lớp? Con thích chơi gì cùng bạn đó?"
"Hãy kể cho mẹ nghe điều gì đó thú vị mà con tìm thấy ngày hôm nay?
Những câu hỏi này không chỉ giúp bố mẹ hiểu thêm về ngày học của con, mà còn khích lệ con cảm thấy tự tin và hào hứng với việc đi học. Bằng cách truyền đạt thông tin và khích lệ con từ một khía cạnh tích cực, bố mẹ giúp con hình thành tư duy lạc quan và đối mặt với khó khăn một cách đầy đủ. Điều này cũng giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ, hứng thú khi đến trường.
Ngoài ra, việc thường xuyên hỏi thăm và lắng nghe, cũng giúp bố mẹ có cơ hội tiếp cận những vấn đề mà con gặp phải trong quá trình học tập. Bố mẹ có thể cung cấp sự hỗ trợ, khuyến khích và giúp con tìm ra giải pháp khi con đối mặt với những thách thức.
Từ việc tạo ra một không gian trò chuyện tích cực và lắng nghe chân thành, trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm và ủng hộ, từ đó dần dần phát triển tình yêu và đam mê với việc học.
Hạn chế hỏi trẻ những câu không vui
Hôm nay con đã khóc phải không?
Hôm nay có ai bắt nạt con không?
Thầy có la mắng con không?
Có phải giáo viên quên đưa con vào nhà vệ sinh?
Việc sử dụng những lời như "Hôm nay con đã khóc phải không?" hay "Hôm nay có ai bắt nạt con không?" và hỏi trực tiếp về nỗi đau, có thể tạo ra một tình huống mà trẻ sẽ khóc rất to và cảm thấy tồi tệ khi phải giải thích những sự việc không vui đã trải qua.
Điều này dẫn đến việc trẻ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực, làm mất đi sự quan tâm và hứng thú đối với việc học tập và trường học.
Những câu hỏi sẽ khiến trẻ có thành kiến với giáo viên
Thầy này lúc nào cũng cáu kỉnh?
Cô giáo vừa ngủ gật vừa làm việc à?
Tại sao mặt con lại bị trầy xước? Cô giáo quá vô trách nhiệm!
Kiểu đối thoại này sẽ chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy mình không có lỗi gì mà tất cả đều là lỗi của giáo viên và những người khác, việc bị những lời nói này bào mòn lâu ngày sẽ khiến đứa trẻ trở thành một đứa trẻ chỉ biết phàn nàn và trốn tránh trách nhiệm.
Vì vậy, bố mẹ hạn chế phàn nàn về giáo viên trước mặt trẻ, vì điều đó sẽ có tác động tiêu cực đến trẻ trong quá trình học tập sau này.
Thực tế, mỗi đứa trẻ sẽ luôn có nhu cầu thích nghi với môi trường mới trong cuộc sống, vì vậy sau khi trẻ đi học, hãy để trẻ tự mình trải nghiệm môi trường học tập mới. Nếu gặp khó khăn gì ở trường hãy hướng dẫn con tự giải quyết, bởi trẻ không thể luôn sống dưới sự che chở của bố mẹ.
Bố mẹ nên buông bỏ nhiều hơn và để trẻ chủ động thử những điều mới, đây là cơ hội tốt nhất để trẻ làm quen với môi trường mới và kiểm tra khả năng kết bạn. Trong tương lai, đây cũng sẽ là một kỹ năng trong sự nghiệp của chính mình, có tác dụng rất lớn trong việc đối xử với người khác.