Những kiêng kỵ vào ngày Rằm tháng Giêng 2023 để mang lại may mắn
Theo quan niệm dân gian, vào ngày Rằm tháng Giêng mọi người nên kiêng kỵ những điều sau để mang lại may mắn.
Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, một trong những ngày lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Lên chùa cúng dâng sao giải hạn là điều mọi người thường làm để mong cầu điều lành, bình an, sức khỏe cho gia đình.
Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng chu đáo, trang trọng để dâng lên gia tiên và các vị thần.
Dưới đây những kiêng kỵ trong ngày Rằm Tháng Giêng để một năm mới bình an và may mắn cho cả gia đình.
Không nên đến nơi nhiều âm khí
Trong ngày Rằm tháng Giêng, nên kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém, sẽ bị vận xui đeo bám.
Không để bàn thờ bụi bẩn
Trước khi cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình cần lau chùi, dọn dẹp bàn thờ gia tiên cho thơm tho, sạch sẽ. Nên thắp một nén nhang khấn xin thần linh, tổ tiên về việc lau dọn.
Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự, tránh đổ vỡ.
Không dùng hoa, quả giả dâng lễ cúng
Hoa và trái cây dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng là điều không thể thiếu. Các gia đình chú ý không dùng hoa, quả giả để dâng lên bàn thờ, đồng thời không dùng vật phẩm đã được sử dụng để cúng. Đây được coi là hành động bất kính, không thành tâm.
Bên cạnh đó, khi đặt tiền lên bàn thờ với hàm ý cầu xin tài lộc, cần lưu ý không sử dụng tiền giả hay không phải do mình làm ra.
Kiêng để có tiếng khóc trong nhà
Người xưa thường nói “đi lễ quanh năm không bàng ngày Rằm tháng Giêng” nhằm chỉ sự quan trọng của ngày này. Chính vì vậy, trong ngày này bạn nên kiêng để trẻ con khóc, bởi trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.
Không dùng đồ chay giả mặn
Một số gia đình muốn tránh sát sinh nên dùng đổ giả chay để dâng lên cúng Phật và cúng gia tiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, điều này không đúng vì giống như lừa dối bề trên. Bởi vậy, tốt nhất là dùng đồ thật.
Mâm lễ cúng Phật thường có hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, mâm cúng Phật còn có bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Mâm cỗ cúng gia tiên thường là lễ mặn, có 4 bát, 6 đĩa (hoặc nhiều hơn). 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Không cúng thủ lợn
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thường có thịt lợn nhưng không được cúng thủ lợn hoặc nguyên con heo quay. Vật lễ này biểu hiện cho sự sát sinh đầu năm và có thể gây ảnh hưởng không tốt đến vận phúc của gia đình.
Kiêng sát sinh, không câu cá
Nếu sát sinh trong ngày Rằm tháng Giêng sẽ bị suy giảm tài vận, gặp tai nạn, bệnh tật, trong khi các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt... thường được cho là sẽ mang lại xui xẻo.
Cũng vào ngày này, người Việt thường không đi câu cá bởi quan niệm hành động này sẽ mang đến điều không may mắn.
Kiêng kị một số món ăn Rằm tháng Giêng
Ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu được coi là thiêng liêng nhất trong năm, nên phần lớn người dân kiêng từ mồng 1 - mồng 10 không ăn những món ăn được cho là không may mắn, thậm chí có thể mang lại những xúi quẩy, xui rủi, mất tài lộc... đó.
Những thông tin trên đều là quan niệm dân gian, được truyền miệng từ đời này qua đời khác nên chỉ mang tính tham khảo. Cuộc sống ra sao là do mỗi người tự quyết định, không phải chỉ phụ thuộc vào vài điều kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2023 chuẩn phong thủy
Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình, vùng miền, dân tộc mà lại có những sự chuẩn bị khác nhau, đa dạng và phong phú. Thế nhưng, đa phần sẽ có hai cách lựa chọn mâm cúng: cỗ chay hoặc cỗ mặn. Cũng sẽ có những gia đình lựa chọn cả hai cách này.
Mâm cỗ chay
Vào ngày rằm tháng Giêng, nhiều gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ chay để cúng Phật. Màu sắc của các món ăn trong mâm cỗ chay tương ứng với ngũ hành.
Cụ thể, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, màu xanh là hành Mộc, màu trắng là hành Kim, màu đen là hành Thủy và màu vàng thể hiện cho hành Thổ.
Số lượng món ăn thường được chuẩn bị dựa theo số lẻ - biểu tượng cho dương, còn chẵn là biểu tượng cho âm, mâm cỗ chay thường có các món sau:
- Bánh trôi nước, chè xôi, hoa quả
- Hương, hoa, đèn, nến...
- Các món xào chay, các món đậu...
- Bát canh măng nấm hoặc canh rau củ.
Mâm cỗ mặn
Mâm cỗ mặn thường chuẩn bị gần giống như mâm cỗ cúng tất niên mà chúng tôi đã tìm hiểu trước đó. Món mặn không thể thiếu đó là thịt gà cùng các món xào. Cụ thể như sau:
- Thịt luộc cắt thành các khẩu vừa mắt
- Một bát canh măng mọc
- Các món xào mặn
- Một đĩa giò
- Một đĩa xôi gấc, bánh
- Các vật phẩm: hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, rượu...
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.