Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 04/02/2024 13:59 (GMT+7)

Nhiều trẻ em nhập viện do tự chế pháo dịp cận Tết

Theo dõi GĐ&PL trên

Bác sỹ Trịnh Minh Giám, Khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong hơn một tháng qua, đơn vị này tiếp nhận 4-5 trường hợp trẻ em tai nạn do pháo nổ.

Một bệnh nhân bị chấn thương do pháo nổ. Ảnh TTXVN.
Một bệnh nhân bị chấn thương do pháo nổ. Ảnh TTXVN.

Thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều trẻ em bị tai nạn do pháo nổ.

Các bác sỹ cảnh báo tai nạn pháo nổ là một trong những tai nạn thương tích nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ cũng như những người xung quanh.

Mới đây, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận một bé trai 14 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương, trong tình trạng bị đứt lìa một ngón tay ở bàn tay trái, cả hai bàn tay có vết thương nham nhở, lở loét, lấm tấm nhiều vết đen.

Sau khi khai thác bệnh sử, bé trai thừa nhận bị thương do tự chế pháo gây nổ.

Các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật khâu lại mỏm cụt, mổ cắt lọc vết thương, lấy hết dị vật và điều trị kháng sinh.

Sau 7 ngày, bệnh nhi được xuất viện nhưng vì mất một ngón tay nên bệnh nhi sẽ gặp khó khăn trong việc cầm nắm sau này.

Trước đó, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình cũng tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bé trai 12 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk, bị thương do tai nạn pháo nổ. Trường hợp này bệnh nhi bị cụt hết các ngón của bàn tay phải, chỉ còn lòng bàn tay.

Bác sỹ Trịnh Minh Giám, Khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, cho biết thời gian gần đây, tần suất trẻ em bị tổn thương phải nhập viện do tự chế pháo tăng lên. Chỉ trong hơn một tháng qua, đơn vị này tiếp nhận 4-5 trường hợp trẻ em tai nạn do pháo nổ.

"Điều này thật đáng lo ngại, đặc biệt trong giai đoạn gần Tết Nguyên đán, học sinh không phải đến trường thì nguy cơ trẻ tò mò, tự chế pháo nổ và gây tai nạn càng cao," bác sỹ Trịnh Minh Giám chia sẻ.

Hồi giữa tháng 1/2024, Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận điều trị cho hai trường hợp bị tai nạn do tự chế pháo tại nhà. Đó là hai bé trai 14 tuổi và 15 tuổi ngụ tỉnh Lâm Đồng.

Bác sỹ Phạm Thái Sơn, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốc, mất máu, tổn thương nhiều cơ quan từ mặt, khí quản, ngực, bụng... Các bác sỹ đã phối hợp nhiều chuyên khoa, phẫu thuật hơn 10 giờ lấy dị vật, cứu sống hai bệnh nhi.

Theo bác sỹ Phạm Thái Sơn, từ tháng 12/2023 đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận một số trường hợp tai nạn do liên quan đến pháo nổ, đặc biệt thường gặp ở nhóm tuổi thanh thiếu niên từ 10 tuổi trở lên. Hầu hết các trẻ này học theo các video clip trên mạng tự chế tạo pháo và gây nổ.

Bác sỹ Trịnh Minh Giám, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình cảnh báo việc trẻ em tự chế tạo pháo theo các công thức trên mạng xã hội là vô cùng nguy hiểm. Việc này tiềm ẩn nguy cơ phát nổ, nhẹ thì vết thương đơn giản, nặng thì gây mất bàn tay, nặng hơn là tổn thương mặt và cơ thể và thậm chí có thể gây tử vong.

Bác sỹ khuyến cáo gia đình và nhà trường cần có sự quản lý chặt chẽ, giải thích cho các em hiểu sự nguy hiểm của việc tự chế pháo.

Cùng chuyên mục

Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tin mới

Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dụ dỗ đầu tư tiền ảo
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Tiền Giang) khuyến cáo, tiền ảo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được đánh giá hết, ở Việt Nam chưa có biện pháp để bảo vệ người dùng và biện pháp quản lý. Người dân cần cảnh giác khi tham gia đầu tư tài chính qua các ứng dụng đầu tư tài chính trên không gian mạng, các trang web ứng dụng đầu tư tiền ảo được quảng cáo lãi suất cao tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo.