Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 26/11/2020 07:34 (GMT+7)

Nhiều người dân miền Trung tử vong do vi khuẩn 'ăn thịt người': Căn bệnh này nguy hiểm như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Tại các tỉnh Miền Trung, sau mưa lũ, môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi gia tăng ca mắc vi khuẩn ăn thịt người Whitmore. Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong cao.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại khu vực các tỉnh Miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, hay còn gọi là vi khuẩn "ăn thịt người" 

Tại các tỉnh Miền Trung, sau các mưa lũ làm cho vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore. Đây tuy là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao.

Nhiều người dân miền Trung tử vong do vi khuẩn ăn thịt người: Căn bệnh này là gì và nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 1.

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" nhập viện tại Đà Nẵng.

Ngày 24/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ghi nhận gần 30 trường hợp mắc bệnh Whitmore, trong đó, tính riêng từ giữa tháng 10, bệnh viện đã ghi nhận 24 trường hợp. Trong số họ, 4 người đã tử vong.

Trong khi đó tại Đà Nẵng, từ ngày 1/1 đến hết tháng 9, đơn vị chỉ tiếp nhận 4 ca bệnh Whitmore. Tuy nhiên, từ 1/10 – 25/11, bệnh viện đã tiếp nhận 29 ca bệnh Whitmore, trong đó phần lớn đến từ Quảng Nam, một số ở Nghệ An, Quảng Ngãi và Đà Nẵng.

Trong số 29 bệnh nhân, có 3 bệnh nhân nặng nên được chuyển từ Khoa Y học nhiệt đới sang Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Tuy nhiên, do bệnh nặng nên đã có 2 trường hợp tử vong (một trường hợp ở Quảng Nam, một trường hợp ở Quảng Ngãi).

Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B. pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại TP.HCM sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương. 

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...

Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei và điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

- Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.