Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 17/01/2022 14:20 (GMT+7)

Nhiều bệnh viện ở TP HCM và Hà Nội thành lập khoa hậu COVID-19

Theo dõi GĐ&PL trên

 Vào đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition).

Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu nhiễm COVID -19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tình trạng này có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, hậu COVID-19 không chỉ tác động đến sức khỏe (triệu chứng dai dẳng, tổn thương trên người bệnh, ảnh hưởng xấu sức khỏe, nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng) mà còn ảnh hưởng công việc (khả năng trở lại làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc), tác động đến xã hội và kinh tế (ảnh hưởng tài chính của cá nhân và xã hội, thái độ của xã hội với người bệnh, hệ thống an sinh xã hội).

Thực tế, hậu COVID-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng và lớn tuổi, mà còn ghi nhận ở người trẻ từ 30-40 tuổi, mắc COVID-19 nhẹ.

“Tại Thành phố Hồ Chi Minh hiện có hơn 300.000 người bệnh mắc COVID-19 đã xuất viện, vì vậy nhu cầu được chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 là vấn đề đáng quan tâm”, ông Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh ghi nhận nhiều bệnh nhân có di chứng tim, phổi, rối loạn tâm thần sau khi mắc COVID-19, nhiều bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thành lập khoa điều trị hậu COVID-19 nhằm chăm sóc, khôi phục sức khỏe và tinh thần cho những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, quận Hoàng Mai, Hà Nội…

Chỉ riêng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh), thống kê trong 40 ngày, từ 1/12/2021 đến 10/1/2022, có 1.021 bệnh nhân hậu COVID-19 đến thăm khám ở tất cả chuyên khoa. Đa phần vì mệt mỏi, khó thở, suy nhược tinh thần. Trong đó, trên 510 bệnh nhân (chiếm 50%) gặp vấn đề về hô hấp, 182 bệnh nhân gặp vấn đề thần kinh, 134 trường hợp tim mạch, 80 trường hợp về nội tiết, 66 trường hợp về tiêu hoá, 49 trường hợp cơ xương khớp.

Bệnh viện Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các đơn vị tiếp nhận, điều trị hơn 1.000 ca bệnh mắc di chứng hậu COVID-19, trong đó 341 ca điều trị nội trú, còn lại điều trị ngoại trú.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã thành lập khoa hồi phục chức năng hậu COVID-19 với 40 giường bệnh. Đây cũng là đơn vị hồi phục chức năng hậu COVID-19 đầu tiên tại phía Bắc nhằm chăm sóc, khôi phục sức khỏe và tinh thần cho những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, hiện nay Bệnh viện chưa tiếp nhận người dân có mong muốn điều trị hồi phục chức năng hậu COVID-19 ở ngoài khu vực bệnh viện. “Vì đây là cơ sở điều trị COVID-19 nên việc bệnh nhân đã ra viện hay bệnh nhân bên ngoài muốn vào điều trị hậu COVID-19 đều rất phức tạp. Người nhà đi cùng, vào tận nơi thì môi trường sẽ không được an toàn. Nên hiện tại chúng tôi chỉ cố gắng điều trị hậu COVID-19 cho các bệnh nhân trong viện trước", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 cho biết.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phát hiện sớm tình trạng mắc di chứng hậu COVID-19, bệnh nhân sau khi xuất viện và có kết quả âm tính cần quay lại cơ sở y tế để tái khám trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần để kiểm tra định kỳ xét nghiệm, thực hiện chụp X-quang chuyên sâu tim để đánh giá tổng quát, tầm soát.

Cùng chuyên mục

Tránh gây hoang mang nhưng cũng không chủ quan, lơ là với virus gây viêm phổi
Chiều 8/1, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hiện nay, trên hệ thống giám sát và thực hiện ghi nhận từ các kênh báo chí, mạng xã hội có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc. Kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc ghi nhận tác nhân chủ yếu là virus cúm hMPV.
Cục Quản lý Dược cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân chỉ mua bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.

Tin mới

Thủ đoạn khiến người dùng tự cài mã độc, giúp kẻ xấu chiếm đoạt tiền trong thẻ ngân hàng
Theo Công an tỉnh Long An, trong năm 2024, các cuộc tấn công "Scam-Yourself" (tự lừa đảo) đã tăng hơn so với năm trước. Trong các cuộc tấn công này, hacker sử dụng các thủ đoạn tinh vi để đánh lừa người dùng, khiến họ vô tình trở thành "đồng phạm" trong việc xâm nhập thiết bị của chính mình.
Du khách chờ đón Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng DIFF 2025 cùng chuỗi sự kiện đồng hành hấp dẫn
Mùa hè 2025, Đà Nẵng rực rỡ với Lễ hội Pháo hoa Quốc tế DIFF hoành tráng nhất từ trước đến nay. Bên cạnh “đại tiệc ánh sáng” từ các cường quốc pháo hoa toàn cầu, thành phố sông Hàn còn mang đến chuỗi sự kiện đồng hành hấp dẫn xuyên suốt cả năm, với các lễ hội, chương trình biểu diễn âm nhạc sôi động và nhiều trải nghiệm thực tế ảo tăng cường.
Tài khoản đầu tư có 600 triệu đồng bất ngờ bị khoá, người phụ nữ trình báo Công an mới tá hoả sự thật
Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát hình sự mới đây tiếp nhận đơn trình báo của bà T.T.H (56 tuổi, trú tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thông tin của nạn nhân đã được thay đổi) về việc bà bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng bằng thủ đoạn mời gọi đầu tư trực tuyến.