Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 05/06/2024 07:53 (GMT+7)

Nhật Bản đặt mục tiêu tái chế 500.000 tấn rác thải điện tử vào năm 2030

Theo dõi GĐ&PL trên

Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác với khu vực tư nhân để thành lập khoảng 10 trung tâm tái chế rác thải điện tử với mục tiêu mới là tái chế 500.000 tấn rác thải điện tử vào năm 2030.

Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác với khu vực tư nhân để thành lập khoảng 10 trung tâm tái chế rác thải điện tử nhằm ngăn chặn việc vận chuyển đồng và các tài nguyên kim loại khác ra nước ngoài.

Chính phủ Nhật Bản lên kế hoạch đầu tư 30 tỷ yen (191 triệu USD) trong ba năm để xây dựng cơ sở vật chất.

Ngoài Mitsubishi Materials, JX Advanced Metals và Hanwa có thể sẽ tham gia sáng kiến này. Dự kiến Nội các sẽ thông qua kế hoạch sớm nhất là trong tháng này.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT).

Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu mới là tái chế 500.000 tấn rác thải điện tử vào năm 2030, tăng 50% so với năm 2020, đồng thời xem xét thành lập một hội đồng cấp Bộ để thực hiện mục tiêu này.

Nhu cầu về những kim loại điện tử dự kiến sẽ tăng lên khi thế giới chuyển sang nền kinh tế khử cacbon và đẩy mạnh công nghệ số.

Đồng được sử dụng trong các điện cực của tấm pin Mặt Trời, dây cáp cho các trang trại gió ngoài khơi và xe điện. Các kim loại như lithium, nickel và cobalt được sử dụng trong pin xe điện.

Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu phế liệu đồng đạt tổng cộng 402.887 tấn vào năm 2023, tăng 10% so với năm trước đó và vượt ngưỡng 400.000 tấn lần đầu tiên sau 14 năm.

Nhật Bản hiện tìm cách giữ đồng và các nguồn tài nguyên khác ở trong nước và sẽ xem xét thiết lập các trung tâm tái chế tại các cảng để nâng cao hiệu quả vận chuyển.

Nhật Bản là nước tái chế hàng đầu trong số các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, tái sử dụng khoảng 350.000 tấn vào năm 2020. Trong số này, phế liệu điện tử nhập khẩu chiếm khoảng 40%.

Bắt đầu từ năm 2025, Công ước Basel, quy định việc buôn bán chất thải sẽ được sửa đổi để thắt chặt các quy định xuất khẩu chất thải điện tử. Nhập khẩu vào Nhật Bản dự kiến sẽ giảm làm tăng nhu cầu đảm bảo nguồn lực trong nước.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu đồng toàn cầu dự kiến sẽ đạt 30 triệu tấn vào năm 2030 nếu thế giới đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Cùng chuyên mục

Italy lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Các chuyên gia y tế Italy lo ngại một làn sóng dịch COVID-19 bùng phát trong mùa Hè này khi một nhóm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được gọi là FLIRT, trong đó có các biến thể KP.3 và LB.1, đang có xu hướng tăng mạnh lây nhiễm tại nước này.
Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại Trung Quốc và Indonesia
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc ngày 23/6 đã nâng mức ứng phó khẩn cấp với mưa bão từ mức III lên mức II, trong bối cảnh khu vực dọc trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử được dự báo tiếp tục hứng chịu mưa lớn vào tuần tới.
Tương lai bấp bênh của TikTok tại thị trường Mỹ
TikTok và công ty mẹ ByteDance đã kêu gọi tòa án hủy một đạo luật có thể “cấm cửa” ứng dụng video ngắn phổ biến này tại Mỹ vào ngày 19/1/2025, đồng thời cho hay chính phủ đã từ chối tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nghiêm túc nào sau năm 2022.
TPHCM: Gia tăng ca bệnh ho gà ở trẻ chưa được tiêm vaccine
Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca bệnh ho gà ghi nhận tại TPHCM gia tăng so với các năm trước. Đa số trẻ mắc bệnh chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Tin mới

Cơ hội sở hữu nhà sang với hàng xóm “đồng chất hợp gu” và học bổng “khủng” cho con
Suốt 2 tháng qua, Vinhomes Grand Park trở thành từ khóa “hot” nhất trên thị trường địa ốc khu Đông TP. HCM. Sức nóng đó được tạo nên nhờ chính sách bán hàng đột phá liên tiếp được chủ đầu tư tung ra, với những ưu đãi chưa từng có tiền lệ như chính sách dành cho hội nhóm doanh nghiệp, gia đình hay mới đây nhất là tặng gói học bổng Vinschool - hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam,…