Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/09/2024 16:14 (GMT+7)

Nhật Bản áp dụng quy định mới hạn chế tình trạng quá tải du lịch tại núi Phú Sĩ

Theo dõi GĐ&PL trên

Những người muốn leo lên một trong những con đường mòn nổi tiếng nhất trên núi Phú Sĩ (Nhật Bản) sẽ phải đặt chỗ và trả phí vì vấn đề đám đông, xả rác, mất an toàn và bảo tồn.

Trong thời gian qua, núi Phú Sĩ đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng lớn khách leo núi kèm theo lượng rác thải khổng lồ mà du khách để lại trong những chặng leo núi. Ùn tắc giao thông, chân núi ngập rác và những người đi bộ đường dài không ăn mặc phù hợp, thậm chí một số còn leo lên núi bằng dép, là một trong những vấn đề gây "khó chịu" tại điểm đến nổi tiếng của Nhật Bản.

tm-img-alt
Núi Phú Sĩ cao 3.776 mét đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2013. Nguồn: AP.

Trước tình trạng đông đúc xảy ra thường xuyên ở núi Phú Sĩ, người dân sinh sống gần đây thường phàn nàn về tính trạng khách du lịch xả rác bừa bãi và không tuân theo quy định giao thông khi đến đây.

Với hàng triệu du khách đổ tới núi Phú Sĩ mỗi năm cùng nhiều phương tiện phục vụ du khách như xe buýt, xe tải chở hàng và hàng loạt cửa hàng bán đồ ăn, đồ lưu niệm, núi Phú Sĩ của Nhật Bản không còn là địa điểm hành hương yên bình như xưa nữa.

Lượng du khách tăng đột biến dẫn đến rác thải tích tụ khối lượng lớn trên đường mòn cũng như ùn tắc dẫn đến tai nạn, thương tích cho người leo núi.

Chào đón du khách tại đây là hàng loạt nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ ăn nhẹ và đồ uống cho người leo núi trước khi lên đường. Những cửa tiệm nhỏ chạy bằng máy phát điện diesel và họ sử dụng hàng ngàn lít nước được chở tới bằng xe tải. Xe tải cũng là phương tiện thu thập rác và đổ ra ngoài.

Từ ngày 1/7, chính quyền tỉnh Yamanashi (Tokyo) bắt đầu triển khai dịch vụ đặt chỗ trực tuyến cho tuyến leo núi này do lo ngại vấn đề an toàn và tác động tới môi trường trên ngọn núi cao nhất Nhật Bản.

tm-img-alt
Nhân viên kiểm tra vé vào cửa của các du khách. Ảnh: Yukana inoue.

Theo đó, du khách trả tiền phí vào cửa sẽ được đi qua một cổng kiểm soát vé tạm thời được dựng lên cho mùa leo núi năm nay. Cổng chỉ mở từ 3 giờ sáng đến 16h chiều, để hạn chế du khách ra vào.

Số lượng người bắt đầu leo ​​núi mỗi ngày sẽ được cập nhật trực tiếp cho du khách ngay tại chân núi và liên tục thông báo trên mạng xã hội để tránh tình trạng người leo núi phải quay lại khi ở cổng thu phí.

Để đảm bảo đủ chỗ, chính quyền tỉnh khuyến khích du khách đặt chỗ trên trang web chính thức của ngọn núi và thanh toán phí vào cửa trước.

Chính quyền tỉnh Yamanashi cũng chỉ cho phép tối đa 4.000 người leo núi mỗi ngày trên Đường mòn Yoshida và thu phí 2.000 yen (khoảng 12 USD).

Dịch vụ đặt chỗ trực tuyến được giới thiệu vào năm nay do các nhà chức trách lo lắng về mức độ an toàn và tác động xấu đến môi trường xảy ra trên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản.

Số liệu từ Bộ Môi trường cho thấy khoảng 178.000 người đã leo núi Phú Sĩ trong mùa hè này, so với hơn 200.000 người vào mùa hè năm ngoái và trước đại dịch COVID-19. Dữ liệu sơ bộ được thu thập bằng các thiết bị hồng ngoại lắp đặt trên bốn con đường mòn leo núi chính của Phú Sĩ. Cổng vào các con đường mòn đã chính thức đóng lại vào ngày thứ Ba, đánh dấu kết thúc mùa leo núi. Theo các quan chức của Bộ Môi trường, dữ liệu cuối cùng sẽ được cập nhật sau.

Theo số liệu sơ bộ từ Bộ Môi trường Nhật Bản, số người leo núi đã giảm 14% kể từ đầu tháng 7, khi các con đường mòn mở cửa, cho đến đầu tháng 9.

Các lo ngại đã được nêu ra về việc một số người leo núi không tuân thủ các quy định an toàn, như ngủ lại trên đường mòn hoặc đốt lửa để sưởi ấm, dẫn đến nhiều vụ việc thương tích hoặc ốm đau. Nhiều du khách cố gắng leo lên đỉnh núi mà không nghỉ ngơi, điều này làm gia tăng nguy cơ tai nạn, đặc biệt ở độ cao hơn 3.000 mét, nơi không khí loãng và nhiệt độ thấp.

Ngọn núi Phú Sĩ không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng văn hóa và tâm linh của Nhật Bản. Hình ảnh của ngọn núi này đã được khắc họa trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, bao gồm bức tranh "Sóng Lớn" của Hokusai, góp phần làm nên sự nổi tiếng toàn cầu của ngọn núi hùng vĩ này. Tuy nhiên, để bảo vệ và duy trì vẻ đẹp tự nhiên của Phú Sĩ, việc quản lý lượng khách du lịch và bảo vệ môi trường là điều cần thiết.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hé lộ chuỗi sự kiện hấp dẫn trên “đảo tỷ phú” tôn vinh vẻ đẹp và tài năng phụ nữ Việt
Hướng tới Ngày Phụ nữ Việt Nam, Vinhomes sẽ mang tới Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island - điểm đến hấp dẫn bậc nhất Hải Phòng - chuỗi hoạt động độc đáo và đầy ý nghĩa, kéo dài từ 11/10 đến 20/10. Không chỉ tôn vinh phái đẹp, những sự kiện này còn lan tỏa những giá trị nhân văn, hết lòng vì cộng đồng của chị em đất Cảng, cùng hướng tới xây dựng một thành phố Hải Phòng hiện đại, văn minh, đẳng cấp.
Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày 11/10
Theo công bố của EVN, từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Hướng dẫn cách tính thời gian đóng BHXH cho trường hợp nghỉ thai sản
Người lao động sinh con ngày 18/12/2023, trong tháng 12 có 12 ngày nghỉ thai sản sinh con và 2 ngày nghỉ thai sản khám thai. Công ty đã báo giảm thai sản từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024. Ngày 18/6/2024, người lao động đi làm lại và nghỉ tiếp 5 ngày dưỡng sức sau sinh. Trong tháng 6/2024, có 14 ngày nghỉ thai sản sinh con và 5 ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh. Vậy, đối với trường hợp trên, tháng 6/2024, công ty báo giảm không lương, giảm thai sản hay đóng BHXH bình thường? Bạn đọc L.T.K.N. hỏi.