Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 06/07/2023 16:03 (GMT+7)

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời sau nhiều năm mắc bệnh Alzheimer

Theo dõi GĐ&PL trên

Thông tin nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời khiến khán giả vô cùng thương tiếc.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời vào ngày 6/7 tại nhà riêng ở TP. HCM sau 5 năm bệnh Alzheimer trở nặng, hưởng thọ 75 tuổi. Trước đó, bà mắc căn bệnh Alzheimer's trong suốt 14 năm dài.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời sau nhiều năm mắc bệnh Alzheimer Ảnh 1
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời vào ngày 6/7 tại nhà riêng ở TP. HCM sau 5 năm bệnh Alzheimer trở nặng, hưởng thọ 75 tuổi.

Được biết, con gái thứ hai của ông bà là Hoàng Dạ Thi sống ở Mỹ, đang chuẩn bị bay về chịu tang mẹ. Sự ra đi của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để lại niềm tiếc thương đối với bạn bè, đồng nghiệp giới văn chương. Nhà văn Nguyễn Quang Lập bày tỏ niềm xót thương:"Chị đi nhé, yêu thương chị vô cùng!".

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời sau nhiều năm mắc bệnh Alzheimer Ảnh 2
Sự ra đi của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để lại niềm tiếc thương đối với bạn bè, đồng nghiệp giới văn chương.

Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nghẹn ngào viết lời tiễn biệt tới nhà Lâm Thị Mỹ Dạ: “Từ mấy chục năm trước, tôi đã gọi chị là một Thiên thần bay xuống trần gian bởi gương mặt chị đẹp và thánh thiện, bởi tâm hồn chị trong sáng vô ngần và bởi những câu thơ của chị luôn vang lên như những khúc ca của yêu thương, dịu dàng và mang một đẹp mong manh nhưng đầy lan toả. Hình như chị xuống thế gian này chỉ để hiển hiện một gương mặt đẹp, một tâm hồn trong sáng và để vang lên những câu thơ của yêu thương và che chở. Ngay cả những câu thơ chị viết về những mất mát trong chiến tranh cũng vang lên vẻ đẹp ấy.

Trong bài thơ nổi tiếng Khoảng trời hố bom, chị viết: "Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em/Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ/ Đất nước mình nhân hậu/Có nước trời xoa dịu vết thương đau" Lúc này, tôi mang cảm giác mọi bông hoa đang nở trong mùa hạ đều mang vẻ đẹp của gương mặt chị, của tâm hồn chị và của thơ ca chị. Xin cúi đầu tưởng nhớ chị và xin ngước mắt nhìn phía ánh sáng nơi chị bay về”.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời sau nhiều năm mắc bệnh Alzheimer Ảnh 3
Trước đó, bà mắc căn bệnh Alzheimer's trong suốt 14 năm dài.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại Quảng Bình, sống tại Huế và những năm gần đây chuyển vào TP.HCM cùng gia đình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bà Lâm Thị Mỹ Dạ từng làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương, là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Các tác phẩm tiêu biểu của bà như: Khoảng trời - hố bom, Trái tim sinh nở; Bài thơ không năm tháng, Chuyện cổ nước mình...

Xem thêm: Danh hài nổi tiếng của Nhật Bản qua đời

Cùng chuyên mục

Hành trình “Tiếp sức mưu sinh” cùng Vầng Trăng Khuyết và ZaloPay chăm lo sức khỏe cho người lao động lớn tuổi tại Việt Nam
Trong khuôn khổ hành trình “Tiếp sức mưu sinh - Hỗ trợ giảm nhẹ áp lực mưu sinh tuổi xế chiều” do Quỹ Trăng Khuyết và Hội Người cao tuổi TP.HCM tổ chức, lại tiếp tục có thêm 23 ông bà lao động lớn tuổi được nhận gói tiếp sức này. Đây là gói hỗ trợ chi phí y tế thiết thực và nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp các ông bà lao động lớn tuổi yên tâm trong hành trình mưu sinh ở tuổi xế chiều.
Hoa đã nở tại Làng Nủ
Sau cơn bão lũ lịch sử, người dân thôn Làng Nủ đang từng bước hồi sinh, vượt qua nỗi đau để ổn định cuộc sống.

Tin mới

Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy
Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.