Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 30/08/2021 16:21 (GMT+7)

Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu TW: Hà Nội cần kéo dài thời gian giãn cách xã hội

Theo dõi GĐ&PL trên

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp tại Hà Nội, chuyên gia cho rằng Hà Nội cần kéo dài thêm thời gian giãn cách xã hội.

Hiện nay, tại Hà Nội, tình hình dịch bệnh phức tạp với nhiều ổ dịch có số ca nhiễm cao, phạm vi rộng (như ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân), hay ổ dịch mới nhất tại Bệnh viện Nông nghiệp Việt Nam.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đợt bùng phát dịch lần này tại Hà Nội phức tạp hơn rất nhiều các đợt bùng phát dịch trước đây do sự xuất hiện của chủng virus mới, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Nguy cơ phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng còn lớn.

Đến nay, sau 46 ngày thực hiện giãn cách xã hội, số ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng còn khá nhiều. Tuy vậy, người dân vẫn hy vọng TP có thể nhanh chóng dập được dịch và hoàn thành giãn cách sau ngay 6/9 tới đây. Về vấn đề này, PV có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.

Theo GS Trí, suốt thời gian qua TP Hà Nội rất quyết liệt khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn bùng phát. Theo ông Trí, sở dĩ như vậy là do một số lý do. Thứ nhất, một số người dân chưa thực hiện nghiêm túc quy định phòng chống dịch. Thứ hai, GS Trí cho rằng giải pháp 5K và giãn cách xã hội là chưa đủ.

"Hai biện pháp này là cần thiết nhưng để ngăn chặn được dịch bắt buộc Hà Nội phải thực hiện việc tiêm vaccine nhanh nhất, mạnh nhất, đầy đủ và kịp thời nhất. Phải ưu tiên tiêm vaccine tại Hà Nội ngay. Toàn thành phố Hà Nội hiện cần 14-16 triệu liều vaccine", GS Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu TW: Hà Nội cần kéo dài thời gian giãn cách xã hội - Ảnh 1.
GS Nguyễn Anh Trí.

Trước thắc mắc việc Hà Nội có phải tiếp tục giãn cách lần 4 hay không, GS Nguyễn Anh Trí đánh giá, những ngày sắp tới thành phố sẽ có phương án. Tuy nhiên, ông cho biết: "Hiện nay, Hà Nội còn là địa phương có nguy cơ bùng phát dịch lớn. Tình hình dịch bệnh hiện vẫn phức tạp, ca bệnh trong cộng đồng vẫn xuất hiện thì việc giãn cách tiếp hoàn toàn có thể xảy ra.

Và thực tiễn tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội đòi hỏi cần kéo dài thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên hiệu quả của việc giãn cách phụ thuộc vào khả năng tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch. Nếu việc giãn cách xã hội kéo dài có thể quá khả năng chịu đựng, nhiều người sẽ tìm cách giải toả bằng cách vi phạm quy định 5K và khi đó hiệu quả không còn".

Nói về giải pháp giúp Hà Nội có thể giảm thiểu số ca mắc COVID-19 trong thời gian tới, GS Trí chia sẻ Hà Nội có thể thay đổi, cải cách cách thức giãn cách. Thay vì giãn cách toàn thành phố, Hà Nội nên cân nhắc phương thức giãn cách theo vùng (vùng đỏ, da cam, vùng xanh) thậm chí với những khu vực có nguy cơ cao sẽ áp dụng phong toả.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.