Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 13/07/2024 15:14 (GMT+7)

Người phụ nữ tử vong sau truyền dịch tại nhà

Theo dõi GĐ&PL trên

Truyền dịch tại nhà có thể gây tai biến nặng, có thể tử vong do sốc phản vệ, nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai, chiều 8/7, thấy trong người mệt mỏi, bà P.T.C, sinh năm 1962, trú tại phường Cốc Lếu, gọi điện thoại cho bà L.T.H.P, là hộ sinh cao đẳng, Phó Trưởng trạm Y tế phường Lào Cai sang truyền dịch tại nhà.

Thời gian truyền lúc 17h. Tới 17h30, bà P.T.C có biểu hiện sốc phản vệ, được bà L.T.H.P tiêm thuốc chống sốc sau đó đưa vào Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai để xử trí cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh nhân không qua khỏi, bệnh viện trả về nhà và mất lúc 21h cùng ngày.

Người phụ nữ tử vong sau truyền dịch tại nhà - 1
(Ảnh minh họa).

Ngay trong đêm 8/7, được sự đồng ý của gia đình, cơ quan chức năng đã tiến hành mổ khám nghiệm tử thi, đưa ra kết luận sơ bộ bà P.T.C tử vong chưa rõ nguyên nhân. Mẫu bệnh phẩm giám định pháp y cũng đã được gửi về trung ương chờ kết quả.

Báo cáo từ Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai cũng cho biết, sự việc xảy ra ngoài giờ hành chính, tại gia đình người dân, ngoài phạm vi trạm y tế, không trong ca trực của bà L.T.H.P.

Sở Y tế Lào Cai khuyến cáo truyền dịch là biện pháp cấp cứu, tuy nhiên kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện. Loại dịch truyền, tốc độ truyền phải do bác sĩ chỉ định, tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Quá trình tiêm truyền cần được thực hiện tại các cơ sở y tế, có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ.

Ngay cả đối với trường hợp đơn giản như hàng xóm nhờ sang tiêm truyền giúp, nếu người có nghiệp vụ y tế nhận lời hỗ trợ cũng vi phạm nguyên tắc chuyên môn khi chỉ được hành nghề trong phạm vi quy định. Các rủi ro y khoa luôn tiềm ẩn, tuyệt đối không được chủ quan trước tính mạng con người.

Chuyên gia khuyến cáo, trong mùa hè người dân thường mất nước cơ thể nên hay tự ý truyền dịch bù nước tại nhà. Việc tiêm, truyền tại nhà rất nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Theo đó, truyền dịch tại nhà có thể gây tai biến nặng, có thể tử vong do sốc phản vệ, nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim.

Vì vậy, khi tiêm truyền phải được khám và điều trị tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới