Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/10/2024 16:31 (GMT+7)

Người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa mất 500 triệu đồng trong vài phút

Theo dõi GĐ&PL trên

Mặc dù đã có cảnh báo tuy nhiên nhiều người vẫn vướng phải thủ đoạn lừa đảo này.

Công an Thành phố Hà Nội thông tin, một phụ nữ ở huyện Chương Mỹ đã mất 500 triệu đồng do bị lừa đảo qua điện thoại.

Theo như trình báo của chị H. (SN 1989; trú tại Chương Mỹ, Hà Nội), vào ngày 16/10, chị nhận được một cuộc điện thoại tự xưng là công an thông báo tài khoản VneID của con trai chị chưa được định danh mức 2.

Đối tượng trên đã hướng dẫn chị cài đặt phần mềm Dịch vụ công, chụp căn cước công dân, xác thực FaceID, quét QR và vân tay. Sau khi tiến hành toàn bộ thao tác được hướng dẫn, tài khoản ngân hàng của chị H. bị trừ mất 500 triệu đồng. Lúc này chị H. mới lên cơ quan công an để trình báo.

Người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa mất 500 triệu đồng trong vài phút Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Tại cơ quan công an, chị H. được cho biết thủ đoạn gọi điện hướng dẫn người dân làm định danh VneID mức 2 là một thủ đoạn phổ biến tuy nhiên nhiều người dân vì không cập nhật thông tin xã hội nên vẫn thường hay mắc bẫy.

Các đối tượng lừa đảo giả danh cán bộ Công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, định danh mức 2, rồi yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” do đối tượng cung cấp.

Cũng chính vì lỗ hổng này để các đối tượng tạo mánh khóe lừa đảo, từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng đã triển khai định danh sinh trắc học để thực hiện giao dịch trực tuyến. Các đối tượng lừa đảo cũng tinh vi hơn nên thường sẽ yêu cầu người dân chụp căn cước công dân và xác thực sinh trắc học để chiếm đoạt tài sản.

Công an Thành phố Hà Nội đề nghị người dân phải cực kỳ cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo trên. Việc kích hoạt định danh điện tử mức 2 phải được thực hiện tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước chứ không làm online. Người dân cần cảnh giác và tuyệt đối không được thực hiện các yêu cầu từ những cuộc gọi tự xưng là cơ quan nhà nước, Công an,... để cung cấp thông tin cá nhân, tránh bị lừa đảo.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể, vì sao?
Sau hơn hai năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết đã chính thức thông báo giải thể. Tuy nhiên, thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" nổi tiếng trên mạng xã hội với các nội dung ẩm thực dân dã vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới mô hình mới.
Làn sóng “chốt đơn” tại Vinhomes Green City sau công bố chính sách bán hàng
Ngay sau khi công bố chính sách giãn xây 2 năm, Vinhomes Green City (Đức Hòa, Long An) đã chứng kiến một làn sóng đầu tư sôi động. Từ các trung tâm lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… dòng vốn đang đổ mạnh về khu Tây Bắc, nơi một căn nhà phố chỉ từ 4,79 tỷ đồng có thể “cân” cả nhu cầu an cư lẫn kinh doanh.
Vũng Tàu: Từ “Cap Saint-Jacques” đến thiên đường nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
Từ gần 2 thế kỷ trước, Vũng Tàu đã được người Pháp gọi tên là “Cap Saint-Jacques” nhờ vị thế cửa biển độc đáo và vai trò thông thương quan trọng. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt “đại bàng” Sun Group, Vingroup…, Vũng Tàu đang đứng trước vận hội mới, hứa hẹn chuyển mình ngoạn mục để trở thành điểm đến nghỉ dưỡng – du lịch văn hoá đẳng cấp quốc tế.
Chi hàng chục triệu đồng mua sữa tăng chiều cao HIUP 27 “ép” con uống, bố mẹ tá hoả vì là hàng giả
“Tôi đau lòng quá. Đau lòng vì tôi đã cả tin để ép con mình uống. Càng phẫn uất hơn khi hàng loạt người nổi tiếng quảng cáo thổi phồng sự thật dẫn đến hàng triệu bà mẹ ở Việt Nam như tôi đã mua và cho con dùng. Giờ ai chịu trách nhiệm với con tôi đây. Trời ơi là trời!”.