Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 04/07/2023 19:13 (GMT+7)

Người đàn ông nhập viện khẩn kèm con rắn hổ chúa nặng 2kg

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau khi bắt được con rắn hổ chúa nặng 2kg, người đàn ông không may bị rắn cắn phải nhập viện nguy kịch.

Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy, đã cấp cứu và điều trị qua cơn nguy kịch cho 1 nam bệnh nhân 30 tuổi (ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) bị nhiễm độc thần kinh nặng do bị rắn hổ chúa cắn.

Người đàn ông nhập viện khẩn kèm con rắn hổ chúa nặng 2kg Ảnh 1
Bác sĩ thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC).

Theo thông tin từ vợ bệnh nhân cung cấp, 9h sáng 26/6, bệnh nhân lên núi Hội Bài (Bà Rịa - Vũng Tàu) để bắt ong lấy mật. Sau đó, bệnh nhân phát hiện rắn lớn nặng khoảng 2 kg, bệnh nhân bắt và không may bị rắn cắn.

Trở về nhà được 30 phút, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu sụp mi, cảm thấy thở khó, yếu tứ chi và được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tại bệnh viện, từ vết cắn bị sưng nề ở vùng bàn tay trái thẳng đến cánh tay, lên vai và lan đến 1/3 ngoài của ngực trái, bệnh nhân tỉnh nhưng sụp mi, sinh hiệu ổn, sức cơ tứ chi yếu chỉ có 0/5

Dựa vào loại rắn mà người nhà bệnh nhân cung cấp, các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân đến khoa Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị.

Sau khi hội chẩn, nhận định đây là trường hợp bị nhiễm độc thần kinh do rắn hổ chúa cắn dẫn đến liệt cơ, bệnh nhân đã được truyền ngay 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đa giá ở lần đầu tiên.

Người đàn ông nhập viện khẩn kèm con rắn hổ chúa nặng 2kg Ảnh 2

Kết quả sau khi truyền 5 lọ huyết thanh, sức cơ bệnh nhân đã có cải thiện từ 0/5 lên được 1.5 -2/5. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn trong tình trạng suy hô hấp phải thở máy nên các BS quyết định tiếp tục truyền thêm 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đa giá.

Sau 24 tiếng truyền 10 lọ thuốc giải độc, bệnh nhân hiện tỉnh táo, cai được máy thở, sức cơ bệnh nhân đã trở lại bình thường, vết cắn vẫn còn sưng nề như ban đầu nhưng không có dấu hiệu sưng thêm.

BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Khánh - Phó khoa Bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy, cho biết không phải bệnh nhân nào bị rắn hổ chúa cắn cũng đều may mắn như bệnh nhân trên.

Theo bác sĩ, đối với những loại rắn hổ chúa khi bị cắn, có thể gây rối loạn nhiễm độc thần kinh, suy hô hấp, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

Nếu diễn tiến nặng, bệnh nhân có thể bị ngưng tim phải cấp cứu, cũng có thể đặt máy tạo nhịp, đồng thời nếu nhiễm trùng nặng thì phải tiến hành lọc máu.

Phó khoa Bệnh Nhiệt đới cho biết thêm, với các loại huyết thanh kháng nọc rắn thì không phải loại nào cũng giải độc được tất cả loại rắn khi bị cắn.

Bác sĩ cảnh báo, trong trường hợp không may bị rắn cắn và không biết tình trạng có bị nhiễm độc hay không, thấy vết thương ngay vết cắn sưng nề, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, điều trị kịp thời.

Bệnh nhân hay người nhà nên cung cấp hình ảnh con rắn đã cắn để cơ sở y tế có thể nhận diện và xác định được loại rắn gì, từ đó có phương án điều trị phù hợp tốt nhất cho bệnh nhân, tránh bỏ lỡ thời gian vàng cứu sống bệnh nhân.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.