Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 01/10/2024 06:05 (GMT+7)

Người bác sĩ quân y quyết định hiến tặng giác mạc của mẹ mình, giúp hai người bệnh tìm được ánh sáng

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 25-9, bà M, trú tại Hà Đông, Hà Nội qua đời ở tuổi 75. Con trai bà M là bác sĩ Nguyễn Lê Trung, Phó Chủ nhiệm bộ môn - Khoa mắt, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) đã gọi điện đến Ngân hàng Mô - Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của m

Trong suốt quá trình các bác sĩ, nhân viên y tế thu nhận giác mạc từ bà M, con trai bà chỉ đứng lặng lẽ ở góc phòng. Bác sĩ Trung kìm nén mọi xúc động, mất mát, chờ đến khi các kỹ thuật viên hoàn thành xong công việc của mình, anh mới tiến lại gần, đặt tay lên mái tóc của mẹ, rồi ôm mẹ, bật khóc khiến nhiều người có mặt trong buổi sáng hôm ấy vô cùng xúc động.

Người bác sĩ quân y quyết định hiến tặng giác mạc của mẹ mình, giúp hai người bệnh tìm được ánh sáng
Bác sĩ Trung đã mạnh mẽ gác nỗi đau để thực hiện di nguyện cuối cùng của mẹ.

“Sau khi nhận được cuộc gọi từ sáng sớm, ngay lập tức chúng tôi lên đường. Thú thực là tôi cảm thấy mừng khi biết sẽ có hai người có thể tìm lại được ánh sáng.

Nhưng khi đến nơi và thực hiện xong ca lấy giác mạc, sống mũi tôi cay cay, xúc động vô cùng khi thấy bác sĩ Trung ôm mẹ lần cuối cùng sau khi quyết định hiến tặng giác mạc của bà”, kỹ thuật viên Lê Đức Anh, Ngân hàng Mô - Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, chia sẻ.

Bà M nguyên là cán bộ khoa Dược - Bệnh viện Quân y 103. Lúc sinh thời, bà từng đọc được bức thư cảm ơn của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam gửi tới nơi mình làm việc.

Từ đó, dù biết mình mang trong người nhiều bệnh nền nên không thể hiến tạng, bà M vẫn khao khát được cho đi, dâng hiến. Bà bày tỏ di nguyện muốn hiến tặng giác mạc của mình để giúp đỡ những người mù lòa, giúp họ gạt đi bóng tối, nhìn thấy ánh sáng.

Người bác sĩ quân y quyết định hiến tặng giác mạc của mẹ mình, giúp hai người bệnh tìm được ánh sáng
Các bác sĩ đang thực hiện ca phẫu thuật.

Ngay trong ngày 25-9, hai giác mạc của bà M đến được với những người cần. Một trong hai người may mắn nhận được giác mạc của bà M là một bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.

Người phụ nữ hơn 50 tuổi này mắc bệnh loạn dưỡng giác mạc có tính chất di truyền, phải sống trong cảnh mù lòa đã hơn một thập kỷ.

Ca phẫu thuật ghép giác mạc kéo dài vỏn vẹn 45 phút, nhưng đã thay đổi cả một cuộc đời. Tỉnh dậy từ ca phẫu thuật ấy, dù đầu óc chưa thực sự minh mẫn, người nhận giác mạc cho biết tâm trạng rất phấn chấn.

Vài tiếng sau đó, khi mở mắt ra và nhìn thử những người xung quanh, người phụ nữ trung niên vỡ òa trong sung sướng với những gì đang nhìn thấy trước mắt. Hơn 10 năm qua, bà chỉ thấy ánh sáng, hoàn toàn không thấy hình người.

Người bác sĩ quân y quyết định hiến tặng giác mạc của mẹ mình, giúp hai người bệnh tìm được ánh sáng
PGS.TS Hoàng Minh Châu khám lại cho bệnh nhân sau ghép giác mạc.

Chia sẻ về ca ghép giác mạc này, PGS.TS Hoàng Minh Châu cho biết thêm, sau khi rà soát danh sách chờ ghép, một người phụ nữ hơn 60 tuổi có các chỉ số phù hợp và được ghép giác mạc ngay sau đó.

Tuy nhiên, theo bác sĩ, tình trạng hiện nay của bệnh nhân mới chỉ là kết quả ban đầu, thời gian tới cần phải theo dõi, tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời phải thực hiện nghiêm ngặt theo tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như không vận động nặng, tránh tác động từ môi trường khói bụi, va đập vào mắt…

PGS.TS Hoàng Minh Châu chia sẻ thêm, hiện nay nguồn hiến tặng mô tạng nói chung, giác mạc nói riêng vẫn còn hạn chế, trong khi danh sách chờ được ghép tạng, trong đó có ghép giác mạc gia tăng.

"Riêng về giác mạc, một người chết não hiến tặng có thể đem lại ánh sáng cho 2 người mù lòa khác. Bởi vậy, chúng tôi rất mong mọi người có thể lan tỏa nghĩa cử hiến mô, tạng, giác mạc cao đẹp để tiếp tục trao cơ hội cho những người đang chờ ghép mô, tạng, giác mạc" - PGS.TS Hoàng Minh Châu nói.

Cùng chuyên mục

95,7% người bệnh hài lòng với khối bệnh viện tại Hà Nội
Sở Y tế Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III năm 2024. Trong đó, tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% khối trung tâm y tế (bao gồm 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115).
Tỷ lệ tiêm chủng thực tế trong cộng đồng tại TP HCM chưa đạt 95%
Sau một tháng triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi, đến ngày 30/9, trên thống kê lý thuyết, tỷ lệ bao phủ đủ 2 mũi vaccine sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 95,09% (bao gồm cả trẻ đã tiêm đủ 2 mũi sởi trước chiến dịch).
Cung ứng đủ, kiểm soát chặt giá thuốc điều trị người bệnh sau mưa bão
Để bảo đảm cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc; Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc
Một nghiên cứu mới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã thành công trong việc đảo ngược tình trạng bệnh ở một phụ nữ 25 tuổi thông qua cấy ghép tế bào gốc được “tái lập trình” từ chính cơ thể của bệnh nhân.

Tin mới

Thương hiệu bia riêng của Sun Group có gì đặc biệt?
Những sản phẩm bia thủ công cao cấp đầu tiên mang thương hiệu Sun KraftBeer của Tập đoàn Sun Group đã ra đời tại xưởng bia thủ công Bà Nà (Đà Nẵng) và nhận được sự đón nhận nhiệt thành từ du khách trong nước và quốc tế. Điều gì làm nên sự khác biệt cho thương hiệu bia Sun KraftBeer của Sun Group?