Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 30/10/2023 09:09 (GMT+7)

Nghe mẹ chồng so sánh cháu nội với hàng xóm, tôi hỏi ngược một câu khiến bà im bặt

Theo dõi GĐ&PL trên

Ra ở riêng, vì gần ngay nhà nên động tí có việc mẹ chồng lại ới vợ chồng tôi về làm. Từ chuyện nhà có khách, tới ma chay cưới hỏi vợ chồng tôi đều phải tham gia cùng bà hết.

Tính tới nay tôi cũng đi làm dâu được gần 5 năm, nhưng chưa bao giờ được sống một ngày thoải mái. Tất cả cũng chỉ bởi mẹ chồng tôi hay để ý, dò xét con dâu. Cảm giác này chắc chỉ ai từng sống chung với mẹ chồng mới hiểu.

Cưới xong tôi phải ở cùng mẹ chồng gần 2 năm vì lúc ấy vợ chồng chưa có điều kiện ra ở riêng. Sau đấy bố mẹ đẻ tôi bán được mảnh đất sau nhà chia cho tôi nửa tiền để mua căn chung cư gần ngay cạnh nhà chồng. Nhưng tới giờ tôi đúc rút ra được 1 kết luận, đã sống riêng thì tốt nhất tách xa hẳn với mẹ chồng, chứ gần nhau vẫn mệt mỏi lắm.

Nghe mẹ chồng so sánh cháu nội với hàng xóm, tôi hỏi ngược một câu khiến bà im bặt - 1
Cưới xong tôi phải ở cùng mẹ chồng gần 2 năm vì lúc ấy vợ chồng chưa có điều kiện ra ở riêng nhưng mẹ chồng hay để ý, dò xét khiến cuộc sống làm dâu của tôi mệt mỏi vô cùng. (Ảnh minh họa).

Ra ở riêng, vì gần ngay nhà nên động tí có việc mẹ chồng lại ới vợ chồng tôi về làm. Từ chuyện nhà có khách, tới ma chay cưới hỏi vợ chồng tôi đều phải tham gia cùng bà hết. Thôi thì bà bảo chúng tôi là trưởng phải có trách nhiệm gánh vác đối nội đối ngoại, tôi chấp nhận vui vẻ làm theo không ý kiến gì. Thế mà bà vẫn còn bảo tôi nhác chuyện nhà chồng. Mỗi lần nhà có giỗ chạp, kiểu gì tôi cũng bị mấy cô mấy bác trong họ rỉ tai, trách móc:

“Con đi làm dâu thì phải để tâm tới gian đình nhà chồng tí. Đừng để mẹ chồng cháu phải suy nghĩ, buồn lòng. Bà ấy hay than phiền con dâu trưởng vô tâm, không quan tâm tới đằng nội đó”.

Tôi bực tím mặt nhưng cũng chỉ biết cười gượng vâng dạ cho phải phép rồi về tâm sự với chồng để rồi nhận lại lời động viên:

“Thôi, tính các cụ già cứ lẩm cẩm thế nhưng không có ý gì đâu em. Em đừng để bụng chấp mẹ làm gì. Phận làm con mình cứ cố gắng sống cho phải đạo”.

Chồng tôi hiền lành, sống có trách nhiệm với vợ con nên tôi vì anh mà nhẫn nhịn chứ không chắc khó kiềm chế.

Có điều từ lúc tôi đẻ con, mẹ chồng lại xoay ra kiểu ca thán, moi móc khác. Con tôi được 16 tháng, bập bẹ chưa nói được câu dài. Mỗi lần mẹ chồng sang chơi, bà lại chẹp miệng bảo:

“Cái thằng này nó chậm thế nhỉ. Mấy đứa trẻ con nhà hàng xóm ít tháng hơn mà nói sõi lắm rồi”.

Một lần, 2 lần nói không sao. Đằng này không lần nào sang bà không hát điệp khúc ấy khiến tôi sốt ruột. Đã thế qua sang chơi với cháu được lúc thì bà bảo:

“Nhìn cháu hàng xóm, nghĩ tới cháu mình mà chán. Chúng nó nhanh nhẹn thông minh bao nhiêu, cháu mình dại bấy nhiêu. Không biết giống ai nữa”.

Nghe mẹ chồng so sánh cháu nội với hàng xóm, tôi hỏi ngược một câu khiến bà im bặt - 2
Cưới xong tôi phải ở cùng mẹ chồng gần 2 năm vì lúc ấy vợ chồng chưa có điều kiện ra ở riêng nhưng mẹ chồng hay để ý, dò xét khiến cuộc sống làm dâu của tôi mệt mỏi vô cùng. (Ảnh minh họa).

Nghe bà nói, tôi tức lộn ruột. Không nín được nữa, tôi bảo luôn:

“Con con nó mang giống nhà nội mẹ ạ. Nếu mẹ băn khoăn nghi ngờ thì cứ mang thử ADN là rõ cho đỡ phải phiền lòng vì giống ai mà thế này thế kia. Mẹ xem thằng bé mới có hơn năm mà suốt ngày bị bà nội chê bai nào yếu, nào chậm, nào là dại không bằng con nhà người ta. Mẹ thử đặt mẹ vào vị trí của con xem mẹ sẽ nghĩ gì”.

Bà nghe vậy đỏ mặt nói lại:

“Ơ hay, con bé này. Thì mẹ chỉ vui miệng chứ có ý gì đâu mà mày nổi xung lên”.

“Con không thích mẹ suốt ngày chê cháu thế đâu. Nhiều lần lắm rồi nên nay con mới nhắc để mẹ hiểu cho suy nghĩ của con”, tôi nói thẳng.

Đến đây thì bà nín lặng, không nói thêm lời nào. Thật sự tôi không muốn đôi co to tiếng với mẹ chồng, nhưng không nói thì không được. Theo mọi người, tôi phản ứng có đúng không?

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.