Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 16/10/2023 06:42 (GMT+7)

Không trả nợ giúp mẹ chồng bị cả họ trách bất hiếu, tôi đáp một câu nhà chồng im bặt

Theo dõi GĐ&PL trên

Cả họ nhà chồng kéo tới nhà mắng vợ chồng tôi là đồ bất hiếu, bảo tôi là thứ con dâu mất nết vì thấy mẹ chồng mắc nợ, có tiền mà không giúp, rồi mắng chồng tôi là kẻ sợ vợ.

Nhiều khi nằm nghĩ lại, không hiểu sao tôi lại có thể vượt qua được quãng thời gian ấy. Nghĩ mà thương bản thân và cũng không hiểu nổi mình nữa.

Vợ chồng tôi lấy nhau khi chỉ mới 21-22 tuổi, còn quá trẻ nên lúc đó chồng tôi vẫn ham chơi. Anh chơi bời liên tục suốt 10 năm, không thiếu một thói hư tật xấu nào. Gái gú có, cờ bạc có, lô đề có, game có mà đánh vợ cũng có.

Những khoản nợ chồng mang về nhà đều là do vợ trả. Lúc khó khăn nhất, chủ nợ đòi liên tục, thậm chí đến nhà quậy phá nhưng bên nhà chồng tôi chưa ai cho vay được một đồng, tôi cũng chưa bao giờ mở lời bảo chồng vay họ hàng nhà anh mà trả nợ.

Nhiều người bảo, tại sao tôi lại chịu đựng suốt ngần ấy năm, sao không bỏ quách chồng đi cho nhẹ nợ. Thực ra suốt 10 năm rửa mặt bằng nước mắt, không ít lần tôi muốn ly hôn, nhưng nghĩ đến các con tôi lại không đành lòng.

Bố mẹ chồng tôi bỏ nhau từ lúc chồng tôi mới 2 tuổi. Sau đấy chồng tôi ở với bố, bố chồng cũng thêm 2 đời vợ và có thêm 2 đứa con riêng. Mẹ chồng cũng thêm 2 đời chồng và 3 đứa con riêng. Có lẽ vì thiếu vắng tình yêu thương và sự chăm sóc của bố mẹ nên anh mới chơi bời như vậy, nên tôi cứ cố gắng mong chồng thay đổi để các con không rơi vào hoàn cảnh giống như bố nó là bố mẹ bỏ nhau.

Không trả nợ giúp mẹ chồng bị cả họ trách bất hiếu, tôi đáp một câu nhà chồng im bặt - 1
Chồng chơi bời 10 năm, nhiều lần tôi muốn ly hôn nhưng vì con nên lại cố gắng. (Ảnh minh họa).

Thật may, 3 năm gần đây chồng tôi đã tỉnh ngộ và thay đổi hẳn. Anh chăm chỉ làm ăn, hết lòng vì vợ con, làm được bao nhiêu thì hai vợ chồng gom góp vào mua nhà, mua đất, tất cả đều để vợ đứng tên để bù đắp quãng thời gian 10 năm tôi đã hi sinh, trả nợ cho anh.

Biết chuyện này, nhà chồng tôi khó chịu ra mặt. Họ bảo đàn ông trong nhà cần phải quản lý tiền bạc, cứ đưa hết cho vợ mai này vợ ngoại tình hay ly hôn thì chỉ còn hai bàn tay trắng. Không những vậy, nhà chồng còn liên tục nói xấu nàng dâu.

May là chồng tôi không nghe lọt một lời, vẫn để tôi quản lý tiền bạc trong nhà, thậm chí nhiều lúc anh còn cãi nhau với họ hàng để bênh vực vợ. Những lúc ấy, tôi lại thấy được an ủi, cảm thấy khoảng thời gian chịu đựng 10 năm kia cũng đáng.

Những tưởng từ nay về sau sẽ có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, không ngờ gần đây nhà chồng tôi lại xảy ra chuyện. Mẹ chồng tôi ôm lô đề thua lỗ vài trăm triệu, bà đi vay ngoài được một nửa để trả nợ, còn một nửa chưa biết xoay sở đâu ra thì bà lại quay sang nhờ vả vợ chồng tôi.

- Mẹ đang khó khăn, hay là vợ chồng mình cho mẹ vay số tiền đấy để trả nợ trước. Khi nào bà bán đất sẽ trả lại cho vợ chồng mình sau.

Chồng khuyên tôi cho mẹ chồng vay tiền trả nợ. Lòng hiếu thảo của người làm con tôi có thể hiểu, nhưng tôi kiên quyết không cho mẹ chồng vay một đồng.

Chồng tôi nghe theo lời vợ, không ý kiến gì thêm, nhưng nhà chồng thì khác. Cả họ nhà chồng kéo tới nhà mắng vợ chồng tôi là đồ bất hiếu, bảo tôi là thứ con dâu mất nết vì thấy mẹ chồng mắc nợ, có tiền mà không giúp, rồi mắng chồng tôi là kẻ sợ vợ. Bức xúc, tôi chẳng nhịn mà đáp thẳng:

Không trả nợ giúp mẹ chồng bị cả họ trách bất hiếu, tôi đáp một câu nhà chồng im bặt - 2
Bị mắng là bất hiếu vì không trả nợ giúp mẹ chồng, tôi không ngần ngại đáp trả. (Ảnh minh họa).

- Nếu mẹ con vay tiền làm ăn, hay bảo chúng con biếu mẹ 5-10 triệu con không tiếc. Nhưng bà dây vào lô đề, cờ bạc, con không giúp. 10 năm chồng con chơi bời, báo nợ về nhà, con gánh quá đủ rồi. Những ngày cùng quẫn đó sao không có ai cho vợ chồng con vay được một nghìn? Ai cũng sợ vợ chồng con có vay không có trả.

Mẹ chồng không cho vay được một nghìn con không trách, nhưng lúc con sinh nở hay cần người chăm con cái giúp để đi làm bà cũng có ngó ngàng gì không? Vậy mà lúc nhà con làm ra tiền, ai ai cũng bắt vợ chồng con phải lo cho mẹ, bắt phải trả nợ cho bà. Mẹ có 3 đứa con nữa cơ mà, tại sao không ai bảo chúng nó đứng ra trả nợ cho mẹ đi mà lại ép chúng con? Mẹ nợ, vợ chồng con gửi biếu mẹ 25 triệu, còn bảo cho mẹ vay mấy trăm triệu trả nợ con không cho vay được.

Tôi nói vậy cả nhà chồng liền im bặt không nói thêm gì nữa. Nói thật, tuy mẹ chồng sống bạc bẽo với vợ chồng tôi, chỉ lo lắng cho mấy em nhưng suốt bao năm qua tôi không hề để bụng. Thi thoảng hai vợ chồng vẫn gửi biếu mẹ 5-10 triệu và cho các em 500 – 1 triệu, dù các em đã 25-27 tuổi rồi chứ không còn nhỏ nhắn gì nữa.

Về việc nợ nần của mẹ chồng, nói mạnh miệng không cho vay là vậy nhưng sau đó ngẫm lại tôi thấy lăn tăn quá. Không biết làm vậy có đúng không nữa, xin mọi người cho tôi lời khuyên với.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...