Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 17/07/2021 11:02 (GMT+7)

Nghệ An: Nhiều mỏ khai thác khoáng sản bất chấp bảo vệ môi trường

Theo dõi GĐ&PL trên

Mặc dù đã ký cam kết nhưng trong quá trình khai thác nhiều chủ mỏ không tuân thủ, bỏ qua nhiều hạng mục dẫn đến hàng loạt sai phạm liên quan tới công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Bắc Nghệ An.

Theo tìm hiểu của nhóm PV MTĐT trực tiếp chứng kiến về hoạt động khai thác khoáng sản tại một số mỏ đất, đá trên địa bàn Bắc Nghệ đã và đang khai thác vật liệu xây dựng thông thường của một số doanh nghiệp trên địa bàn; Việc khai thác khoáng sản đá, đất làm vật liệu xây dựng thông thường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, tải trọng xe chở đất đá trong mỏ ra “gấp đôi” so với quy định làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao. Đặc biệt nhiều đơn vị chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, chưa lắp đặt trạm cân tại khu vực khai thác theo quy định. Một số cơ sở khai thác lấn mốc giới mỏ, chưa làm đường lên xuống núi cho công nhân, tại gương khai thác còn đá om, đá treo chưa được cậy gỡ gây mất an toàn cho người lao động.

Khu vực khai thác mỏ lèn Trụ Hải xã Quỳnh Văn.

Nhiều mỏ trước khi đi vào khai thác chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Trong đó, một số mỏ ở khu vực Bắc Nghệ đang tiến hành khai thác khoáng sản nhưng vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành trong hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ được cấp. Những việc này đã vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường và Khoản 6, Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường định kỳ và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nhiều mỏ khai thác đá chưa làm đường đi xuống núi cho công nhân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động.

Ghi nhận của PV, một số đơn vị chưa làm đường lên xuống núi cho công nhân, tại gương khai thác còn đá om, đá treo chưa được cậy gỡ, gây mất an toàn tại khu vực khai thác cụ thể: mỏ đá Lèn Cậy thuộc phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai do công ty khai thác khoáng sản Bình Minh khai thác, mỏ đá Lèn Trai thuộc xóm 4, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu do công ty Xuân Chung khai thác, mỏ đá Lèn Trụ Hải do công ty Văn Sơn, Công ty Trường Thịnh khai thác.

Mỏ đá lèn Trụ Hải được giao cho 03 đơn vị. Riêng khu vực 5,5 ha của công ty TNHH Hoàn Cầu khai thác, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định đóng cửa và giao công ty phải hoàn thổ, làm mương thoát nước, trồng cây xanh để bảo vệ môi trường đến hết tháng 4/2021, nhưng thực trạng tại điểm mỏ này đang là một vùng sâu trủng có độ sâu hàng 100m, rộng khoảng 3ha. Đây sẽ là một điểm tụ hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường và mất an toàn cho người và động vật khi đi qua khu vực này.

Ngoài ra các chủ mỏ này còn “nấp bóng” mỏ đá để khai thác lấn ra rất nhiều phần đất bị ảnh hưởng, ngoài khu vực được khai thác để khái thác hàng triệu m3 đất đưa đi bán khắp các công trình gần 10 năm nay nhưng không hiểu vì sao?, chính quyền sở tại cững như các cơ quan chức năng không kiểm tra, xử lý.

Ngoài ra các chủ mỏ này còn “nấp bóng” mỏ đá để khai thác lấn ra rất nhiều phần đất bị ảnh hưởng, ngoài khu vực được khai thác để khái thác hàng triệu m3 đất.

Trao đổi với ông Lê Văn Ba - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Văn về một số sai phạm trong quá trình khai thác khoáng sản tại mỏ đá Lèn Trụ Hải ông Bà cho biết: “Sau khi Môi trường và Đô thị Điện tử.vn có bài phản ảnh, Sở tài nguyên và Môi trường cùng các ban ngành liên quan đã kiểm tra, xác minh, đo đạc lại toàn bộ diện tích, lập biên bản cam kết và giao trách nhiệm cho các chủ mỏ cấm khai thác ngoài khuôn viên đã được cấp. Nếu tiếp tục có dấu hiệu khai thác ngoài khu vực mỏ thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

“Về phần mỏ khai thác của Công ty Hoàn Cầu đã được UBND tỉnh Ban hành Quyết định 3412/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 đóng cửa mỏ nhưng chưa thực hiện các bước theo quy định UBND xã đã có văn bản yêu cầu công ty này phải thực hiện nghiêm túc. Nếu hết thời hạn mà công ty Hoàn Cầu không thực hiện thì UBND xã sẽ có công văn đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định”, Ông Ba nói thêm.

Trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Xuân Dinh - PCT UBND huyện Quỳnh Lưu về các vấn đề nêu trên ông Dinh cho biết: “Về việc này tôi sẽ giao ngay cho Phòng tài nguyên và Môi trường, các phòng ban liên quan đi kiểm tra thực địa tại các điểm mỏ nếu có dấu hiệu khái thác khoáng sản trái phép sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không thể để tình trạng thất thoát tài nguyên của Nhà nước như thế này được”.

Ngoài ra, hầu hết các điểm mỏ khai thác chưa được lắp đặt trạm cân tại khu vực khai thác, dẫn đến không quản lý được khối lượng khoáng sản khai thác, không hạn chế được trọng tải xe trước khi ra khỏi mỏ, làm thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước, vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.

Mặc dù, Chính phủ, các cấp, các ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều quy định, quyết định, văn bản, hướng dẫn cụ thể trong việc khai thác khoáng sản, thế nhưng trong thực trạng các chủ mỏ đã tổ chức khai thác hết sức bất cập, sai quy trình, tiềm ẩn nguy cơ cho người lao động. Tuy nhiên, người dân đang đặt câu hỏi vì sao? hàng quý, hàng năm đều được thanh tra, kiểm tra, báo cáo đều cho rằng các mỏ hoạt động đúng quy trình, công tác bảo vệ môi trường tốt. Thế nhưng, thực trạng mà các mỏ đã và đang khai thác thì quá lộn xộn, bất cập, bừa bãi, nhách nhác, không tuân thủ bất kỳ một quy định nào của Nhà nước mà vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ, tồn tại nhiều năm nay.

Các điểm mỏ đang khai thác Quỳnh Tân.

Từ những sai phạm, tồn tại đã nêu trên, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục bảo vệ môi trường, các phòng ban liên quan cần sớm thanh tra, kiểm tra các điểm mỏ đất, đá đã phản ảnh đề tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An xử lý. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của những mỏ khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường để bảo vệ đời sống cho nhân dân, nhất là những mỏ nằm gần khu dân cư.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới