Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 12/11/2021 07:27 (GMT+7)

Ngày 11/11, TP. HCM ghi nhận 10 ca tử vong đã tiêm 2 mũi vắc xin

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong đó, số ca tử vong sau tiêm 1 mũi gồm 2 trường hợp, tiêm đủ 2 mũi không qua khỏi có 10 bệnh nhân trên 50 tuổi và có bệnh nền.

Nguyên nhân người tiêm vắc xin vẫn tử vong

Chiều 11/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Tại họp báo, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, số ca mắc mới trong cộng đồng có xu hướng tăng, đây là kết quả tất yếu khi nới lỏng, mở cửa phục hồi kinh tế. Một số quận, huyện số ca tăng lên, có tình hình quá tải một số nơi do quân y rút đi, do đó Sở phải điều động lực lượng y tế thành phố xuống địa phương hỗ trợ y tế cơ sở điều trị F0.

Hiện, số ca nặng tại TP.HCM đã giảm xuống, còn khoảng 1.800 bệnh nhân thở oxy; thở máy xâm lấn là 230 người; số ca tử vong dao dộng từ 21 - 43 người/ngày.

"Bệnh nhân các tỉnh quá nặng chuyển về TP.HCM rồi tử vong do đó số ca tử vong của thành phố cũng tăng lên do số này, ngày 11/11, thành phố có 38 ca tử vong", ông Châu cho biết.

Ngày 11/11, TP. HCM ghi nhận 10 ca tử vong đã tiêm 2 mũi vắc xin - Ảnh 1.
Tính đến ngày 10/11, TP.HCM đã có 5.899.912 người được tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: Báo Tin tức.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trong 38 người tử vong ngày hôm nay (11/11), có 34 trường hợp có bệnh nền, 4 người không có bệnh nền. Số ca tử vong từ 18 - 50 tuổi có 2 trường hợp, từ 51 - 65 tuổi là 15 người, trên 65 tuổi là 21 bệnh nhân.

Về tiền sử tiêm vắc xin, có 20 bệnh nhân chưa tiêm vắc xin tử vong, trong đó có 12 người trên 65 tuổi và có bệnh nền. Tử vong sau tiêm 1 mũi gồm 2 trường hợp, tiêm đủ 2 mũi vắc xin không qua khỏi có 10 bệnh nhân trên 50 tuổi và có bệnh nền.

"Như vậy tử vong tập trung người lớn tuổi và có bệnh nền, không có trẻ em. Nhóm nguy cơ tử vong cao khi nhiễm COVID-19 là người cao tuổi, có bệnh nền và chưa được tiêm vắc xin. Ban chỉ đạo tiếp tục tìm những người già, lớn tuổi chưa tiêm vắc xin cần xem xét tiêm vắc xin để và bảo vệ cho những nhóm người này tránh nhiễm COVID-19 từ người thân", báo Người lao động dẫn lời ông Châu.

Lý giải nguyên nhân dù đã tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ tử vong, ông Châu cho biết, tiêm vắc xin COVID-19 chỉ làm giảm khả năng mắc bệnh, khi mắc bệnh thì giảm diễn tiến nặng và giảm tử vong.

Đối đối với chủng Delta của virus SARS-CoV-2 thì dù có tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh và khi mắc bệnh vẫn có thể diễn tiến nặng và tử vong. Tuy nhiên, khi tiêm đủ liều vắc xin thì tỉ lệ mắc bệnh và chuyển nặng thấp hơn, số ca bệnh nặng, thở máy xâm lấn ít hơn rất đáng kể so với người không tiêm vắc xin.

Tối 19/11, TP.HCM sẽ tổ chức tưởng niệm đồng bào tử vong, chiến sĩ hy sinh do COVID-19

Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM - cho biết cùng ngày UBND thành phố đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 .

Theo ông Hải, chương trình tưởng niệm sẽ do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành ủy TP.HCM tổ chức. Đơn vị thực hiện là Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn thành phố phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Thời gian tổ chức buổi lễ tưởng niệm vào lúc 19h ngày 19/11/2021 tại Hội trường Thống Nhất (135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1) và TP.Thủ Đức, các quận, huyện.

Chương trình tưởng niệm sẽ được truyền hình trực tiếp. Cụ thể, vào lúc 19h sẽ phát một số hình ảnh, phóng sự về TPHCM qua cuộc chiến sinh tử với đại dịch COVID-19.

19h15 sẽ là phát biểu của lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc lãnh đạo TP.HCM.

19h30, nghi thức tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19, thông tin trên báo Lao động.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.