Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 05/08/2021 11:16 (GMT+7)

Nam sinh viên khiếu nại việc bị lập biên bản khi ra đường để rút tiền

Theo dõi GĐ&PL trên

Cho rằng việc ra đường rút tiền để chi tiêu, sinh hoạt là chính đáng, L.P.H (24 tuổi, tạm trú tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đã có đơn khiếu nại về việc bị Công an phường An Hòa lập biên bản vi phạm hành chính.

Ngày 4/8, trao đổi với Tiền Phong, anh L.P.H. (24 tuổi, tạm trú tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) cho biết đã có đơn khiếu nại về việc bị Công an phường An Hòa lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Nam sinh viên khiếu nại việc bị lập biên bản khi ra đường để rút tiền Ảnh 1
Những ngày qua, lực lượng chức năng ở Cần Thơ siết chặt việc thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: Công an TP Cần Thơ.

H. cho biết, anh là sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có việc làm và đang ở trọ trên địa bàn quận Ninh Kiều. Do dịch bệnh bùng phát nên H. không thể về quê.

Sáng ngày 29/7, H. còn 31.000 đồng và vài gói mì nên đã ra trụ ATM rút tiền. Do quên mã PIN nên H. đến ngân hàng trên đường Trần Việt Châu, cách nhà trọ khoảng 3km để xử lý.

“Khi cách trụ sở ngân hàng khoảng 100m, tôi bị lực lượng tại chốt kiểm soát dịch kiểm tra giấy tờ. Lúc này, tôi có giải thích bản thân là sinh viên vì hết tiền nên mượn bạn 500.000 đồng, tiêu xài trong những ngày giãn cách xã hội. Sau đó, tôi đã gọi về gia đình và được gửi 2,5 triệu đồng để đóng tiền trọ và ăn uống. Khi đi rút tiền thì quên mã PIN nên thẻ ATM bị khóa”, H. thông tin.

Sau đó, tổ công tác giải thích rằng chỉ có 3 trường hợp được ra ngoài: có phiếu đi chợ, người thực hiện nhiệm vụ và công nhân làm việc tại các nhà máy đang hoạt động. Do H. không nằm trong 3 trường hợp trên nên lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản. 

Liên quan đến vụ việc, trao đổi trên Zing.vn, lãnh đạo Công an quận Ninh Kiều cho biết, anh H. bị Công an phường An Hòa lập biên bản với lỗi ra đường trong trường hợp không cần thiết là đúng. 

Cơ quan chức năng sẽ xác minh, xem xét hoàn cảnh của trường hợp này sau đó mới quyết định miễn, giảm hình phạt.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.