Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 24/03/2025 10:11 (GMT+7)

Nam sinh viên bị lừa hơn 1 tỷ đồng: Chiêu trò không mới tại sao vẫn để sập bẫy?

Theo dõi GĐ&PL trên

Thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là mới nhưng nhiều người vẫn chủ quan, mất cảnh giác. Đặc biệt là nhiều trường hợp là thanh niên trẻ do chủ quan, ít cập nhật thông tin cảnh báo lừa đảo đã sập bẫy của các đối tượng.

Nam sinh viên bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi nghe cuộc gọi giả mạo Công an

Theo Công an TP Hà Nội, ngày 17/3, anh A. (là sinh viên của 1 trường Đại học tại Hà Nội) nhận được điện thoại tự xưng là cán bộ Công an gọi điện thông báo thông tin cá nhân của anh A. đang liên quan đến 1 tài khoản rửa tiền, cần phải đến CATP Hải Phòng để làm việc.

Tiếp đó, người này yêu cầu anh A. chứng minh tài sản trong ngân hàng. Do không nắm được thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo, anh A. đã chuyển hơn 1 tỷ đồng cho đối tượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Sau đó, phát hiện mình bị lừa nên anh đã đến cơ quan Công an phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy trình báo.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Chiêu trò lừa đảo không mới, tại sao vẫn sập bẫy?

Dù thủ đoạn giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã nhiều lần được cảnh báo, song vẫn có không ít nạn nhân sập bẫy, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Trường hợp nam sinh viên tại Hà Nội bị lừa hơn 1 tỷ đồng mới đây cho thấy tâm lý hoang mang, thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống vẫn là điểm yếu để kẻ gian lợi dụng.

Các đối tượng lừa đảo thường đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, giả danh cơ quan chức năng với giọng điệu cứng rắn, tạo áp lực tâm lý, buộc nạn nhân phải làm theo chỉ dẫn mà không kịp suy xét. Chúng sử dụng công nghệ giả mạo số điện thoại, viện dẫn các thuật ngữ pháp lý phức tạp, dựng sẵn kịch bản thuyết phục nhằm khiến nạn nhân tin rằng mình thực sự liên quan đến vụ án nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiều sinh viên do chưa từng tiếp xúc với các thủ đoạn này, ít cập nhật thông tin cảnh báo nên càng dễ bị lừa.

Trước tình trạng trên, Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không làm theo bất kỳ yêu cầu chuyển tiền nào qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ và nên kiểm chứng thông tin qua cơ quan chức năng chính thống. Khi gặp tình huống nghi vấn, cần báo ngay cho Công an địa phương để được hỗ trợ kịp thời.

Cùng chuyên mục

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo tham gia bán hàng online
Công an tỉnh Hưng Yên khuyến cáo người dân không tham gia mọi hình thức làm nhiệm vụ đặt đơn hàng để kiếm lợi nhuận “tiền hoa hồng” cao; không cung cấp thông tin cá nhân, số chứng minh nhân dân hay căn cước, mã định danh cá nhân, số tài khoản ngân hàng, không cài đặt ứng dụng điện thoại, không truy cập đường link do người lạ cung cấp.

Tin mới

Dự kiến từ 01/7 sẽ cấp tài khoản định danh cho người nước ngoài
Đây là thông tin được đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) chia sẻ tại Tọa đàm "Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi" nhằm thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân với VNeID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia do báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 22/4.