Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 03/02/2024 14:12 (GMT+7)

Năm 2023, thu hồi hơn 20.000 tỉ đồng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng

Theo dõi GĐ&PL trên

Kết quả thi hành án dân sự năm 2023 đạt trên 89.000 tỉ đồng, trong đó thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt trên 20.000 tỉ đồng.

Năm 2023, thu hồi hơn 20.000 tỉ đồng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng
Ảnh minh họa.

Tại Họp báo thường kỳ quý IV diễn ra mới đây, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, trong năm 2023, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, ngành đã phối hợp tham mưu Chính phủ tiếp tục dành nhiều thời gian để thảo luận, bàn về công tác pháp luật tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ và 10 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Đặc biệt, đã tham mưu Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai Nghị quyết số 126 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 16 dự án luật, 05 Nghị quyết; đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương đã ban hành gần 3.800 VBQPPL cấp tỉnh, hơn 2.600 VBQPPL cấp huyện và hơn 1.700 VBQPPL cấp xã.

Bên cạnh đó, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, số việc và tiền thụ lý đều tăng, nhưng kết quả thi hành án dân sự năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỉ đồng trong đó có trên 20.000 tỉ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỉ so với năm 2022.

Ngoài ra, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đạt nhiều kết quả nổi bật. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước, quản lý xử lý vi phạm hành chính; công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật; công tác xây dựng ngành, đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học pháp lý; báo chí, xuất bản; tài chính, thống kê; thanh tra, kiểm tra; thi đua, khen thưởng... đều có nhiều chuyển biến tích cực.

Cùng chuyên mục

Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết.
Bộ Nội vụ hướng dẫn địa phương quản lý văn thư, lưu trữ khi sắp xếp đơn vị hành chính
Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, nhằm bảo đảm hoạt động quản lý, điều hành được thông suốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ của người dân, cơ quan, tổ chức được liên tục, hạn chế nguy cơ thất thoát tài liệu lưu trữ, Bộ Nội vụ triển khai kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ.

Tin mới

Gia công mỹ phẩm cao cấp: Vì sao máy móc nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sự khác biệt?
Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm ngày càng cạnh tranh, người tiêu dùng thông thái không chỉ tìm kiếm sản phẩm hiệu quả mà còn đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối và trải nghiệm đẳng cấp. Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe này, việc đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy móc chuyên dụng nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến như Mỹ, là yếu tố then chốt.