Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 04/05/2024 14:45 (GMT+7)

Mệt mỏi kéo dài, cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

Theo dõi GĐ&PL trên

Mệt mỏi kéo dài hay còn gọi là mệt mỏi mãn tính là tình trạng thường xuất hiện ở người có tần suất lao động nhiều, stress, căng thẳng lâu ngày,…

Thông thường, nếu mệt mỏi do những lo âu căng thẳng, do mất ngủ hoặc do các bệnh nhẹ cấp tính thì sẽ nhanh chóng tự mất đi khi giải quyết được nguyên nhân. Vì vậy, nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng mệt mỏi sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi, hoặc sử dụng trà hay càphê để áp chế cảm giác này.

Tuy nhiên, nếu cảm giác mệt mỏi vẫn kéo dài, nó có thể là dấu hiệu khởi đầu của một tình trạng bệnh lý nên việc tìm hiểu nguyên nhân là rất quan trọng để giúp điều trị tình trạng này.

Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Mệt mỏi khi làm việc quá sức, vận động nhiều... là vấn đề hết sức bình thường, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mệt mỏi ngay cả khi không làm gì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của các bệnh lý dưới đây:

Bệnh thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu, chức năng trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào bị suy giảm. Chính vì vậy, một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu đó chính là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

Do lượng máu lên não không đủ khiến bạn thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, thiếu máu còn có một số biểu hiện đặc trưng như da xanh tái, niêm mạc nhợt nhạt…. Khi thăm khám, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu thiếu máu và khẳng định thông qua xét nghiệm máu.

Đau nửa đầu

Trước, trong và sau khi xảy ra cơn đau nửa đầu, một số người thường cảm thấy mệt mỏi.

Người bị đau nửa đầu thường cảm thấy uể oải, cáu kỉnh thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài. Mệt mỏi cùng với cơn đau dữ dội làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.

Trong bệnh đau nửa đầu, mệt mỏi do thiếu máu não, gốc tự do được xem là một trong những nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu, hình thành nên các mảng xơ vữa và tạo huyết khối, làm hẹp lòng động mạch khiến giảm lưu lượng máu đến não.

met moi
Tình trạng đau nửa đầu có thể gây hiện tượng mệt mỏi.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Với bệnh nhân tiểu đường, các tế bào luôn không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho những hoạt động cơ bản của cơ thể, chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù cho không vận động nhiều.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan sản xuất ra các hormone liên quan trực tiếp tới quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi có bất thường ở tuyến giáp, lượng hormone được sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít đều làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi.

Bệnh lao

Bệnh lao do vi khuẩn gây ra, chúng tấn công và phá hủy các mô cơ thể. Gầy ốm và sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân lao phổi. Bên cạnh đó, do tác động tâm lý, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống.

Stress

Khi phải trải qua căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Nguyên nhân là do khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra lượng cortisol nhiều hơn bình thường gây ra triệu chứng mệt mỏi.

Mệt mỏi kéo dài: cảnh báo 13 bệnh lý nguy hiểm
Stress thường xuyên khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức.

Bệnh trầm cảm

Luôn mệt mỏi, mất năng lượng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Để chẩn đoán bệnh trầm cảm, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra một số bài test cho bạn. Khi có thêm một số biểu hiện khác như buồn bã, mất hứng thú với các sở thích trước đây, suy nghĩ nhiều… kéo dài trên 2 tuần hoặc có ý nghĩ tự sát thì có thể bạn đang mắc trầm cảm.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, mất năng lượng trong thời gian kéo dài trên 2 tuần, đã thăm khám mà không tìm ra nguyên nhân thì có thể bạn đang mắc phải hội chứng mệt mỏi mạn tính.

Cho tới hiện nay, các nhà khoa học chưa hiểu hết cơ chế cũng như nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, có thể thấy tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, khả năng làm việc cũng như các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính do gặp vấn đề về tâm thần như lo âu, căng thẳng quá mức, sợ hãi, u uất…Những trường hợp này có thể phải dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần để điều trị.

Suy nhược thần kinh

Dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh là mệt mỏi. Người mắc bệnh dù nghỉ ngơi bồi dưỡng đày đủ nhưng cũng không thể phục hồi thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái bực bội, khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ.

Các cơ quan khác cũng thường cảm thấy khó chịu, tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu dạ dày, tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều…

Bệnh về huyết áp

Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi. Một số loại thuốc huyết áp cũng có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi cũng là 1 triệu chứng quan trọng cho thấy thận có vấn đề nào đó như chức năng lọc thải trục trặc khiến huyết áp tăng cao và gây ra bệnh thiếu máu, làm bạn mệt mỏi. Huyết áp thấp thường khiến người mang bệnh bị chóng mặt và lờ đờ.

Mệt mỏi kéo dài: cảnh báo 13 bệnh lý nguy hiểm
Huyết áp thấp, huyết áp cao cũng gây nên tình trạng mệt mỏi.

Bệnh liên quan tới sốt và viêm nhiễm

Hầu hết các viêm nhiễm đều làm bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi chúng có kèm theo sốt. Nếu bệnh ở nội tạng như phổi, tủy xương hay cơ tim, tình trạng mệt mỏi sẽ rất trầm trọng. Ví như các bệnh viêm màng trong tim, viêm cơ tim, viêm phổi không triệu chứng (thường gặp ở người già), HIV (kèm thêm giảm cân, tiêu chảy, viêm phổi, thiếu máu), lao và viêm gan.

Bệnh về tai mũi họng

Viêm mũi mãn tính (dị ứng), viêm xoang, sưng amidan, ngưng thở khi ngủ đều có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm giảm lượng ôxy cung cấp cho các tế bào. Thậm chí bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

Bệnh tim mạch

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý tim mạch nào đó, có thể là loạn nhịp tim, bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim,.... Theo các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ), 71% phụ nữ mệt mỏi trong 1 tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim và 43% trong khi có một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Dấu hiệu quan trọng của chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường là hơi thở ngắn, mệt mỏi và không đau đớn.

Những triệu chứng không nên bỏ qua

Một số triệu chứng kết hợp với những đợt mệt mỏi đột ngột có thể là dấu hiệu báo trước một bệnh nghiêm trọng nào đó. Hơi thở gấp, đặc biệt là khi bạn nằm xuống hay tập luyện, có thể là dấu hiệu của bệnh mạch vành hay các bệnh liên quan tới phổi. Sụt cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh liên quan tới tuyến giám, viêm nhiễm mãn tính.

Sốt và đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu của một viêm nhiễm nghiêm trọng chẳng hạn như HIV, sốt Malta, tuberculosis, hay endocarditis. Da vàng hay xám hoặc mắt vàng có thể biểu hiện của thiếu máu hay viêm gan. Một số biểu hiện khác chẳng hạn như nhìn 1 hóa 2, mắt mờ, nổi gân ở cổ, da mất cảm giác, đau ở vùng dạ dày, yếu cơ, lõm ở tay/nách/háng, xuất huyết... cũng cần đi khám ngay.

Mệt mỏi do bệnh lý tim mạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi thường xuyên, tốt nhất nên đi khám chuyên khoa Tim mạch để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất tình trạng đang mắc phải cũng như đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.