Lộc Fuho 'chơi lớn' mua cua hoàng đế đãi thợ, tiết lộ lý do không xưng 'thầy'
Mới đây, Lộc Fuho đã đăng tải video chia sẻ về việc anh quyết định chi hơn 6 triệu để mua cua hoàng đế, đãi 10 người thợ đang làm công trình cho mình.
Lộc Fuho là cái tên không còn xa lạ với nhiều người. Nam Youtuber người Khánh Hòa nổi lên với cái tên "thầy Lộc Fuho", được nhiều người yêu mến bởi tính cách chân thật và lối nói chuyện hài hước.
Sau nhiều năm gắn bó với nghề xây dựng, luôn truyền cảm hứng tích cực đến các bạn trẻ về nghề nghiệp này, đến nay Lộc Fuho đã có những thành tựu nhất định. Anh thành lập công ty riêng, sắm xe ô tô, giúp gia đình có cuộc sống khấm khá hơn.
Mới đây, Lộc Fuho tiếp tục khiến nhiều người bất ngờ khi mua hẳn cua hoàng đế để đãi những người thợ đang làm công trình cho Lộc Fuho một bữa ngon.
Trong video mà chàng Youtuber mới đăng tải, anh cho biết, con cua hoàng đế này có giá 6 triệu đồng, anh mua về để mời những người thợ của mình.
"Có nhiều người sẽ thắc mắc sao Lộc Fuho lại đãi thợ ăn cua hoàng đế sang dữ vậy, thì Lộc cũng chia sẻ thật là Lộc từng ăn 2, 3 lần rồi, hôm nay mới mua về để mời các người thợ, ăn cho vui. Mọi người cũng biết rồi đó, cái nghề thợ hồ này giang nắng, giang mưa, khổ lắm mọi người. Ngày làm có 200.000 đồng, 300.000 nghìn đồng nên thợ hồ mua gì cũng phải tính toán.
Lộc cũng muốn mua 2 con để đãi mọi người nhưng giá con cua này cao quá nên Lộc chỉ mua 1 con để mỗi người thử một miếng cho vui, cho biết", Lộc Fuho chia sẻ.
Bên cạnh đó, trong video này, Lộc Fuho cũng đổi cách xưng hô là "Lộc và mọi người" thay vì xưng "thầy" như trước đây. Lý giải về việc đổi cách xưng hô như thế này, Lộc Fuho nói: "Xưng thầy bị mọi người chửi quá nên Lộc xưng tên luôn... nhưng mai mốt Lộc sẽ xưng "thầy" lại".
Tiếp đó, Lộc Fuho tự tay chế biến chế biến cua hoàng đế, sau 30 phút, anh mang ra mời vợ và hơn 10 người thợ cùng thưởng thức.
Trước sự tươi ngon của loại cua này, người thợ nào cũng xuýt xoa khen ngợi sự ngon miệng. Bản thân Lộc Fuho cũng cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã làm được điều gì đó gắn kết những người thợ với nhau, đồng thời thể hiện được tấm lòng của mình dành cho mọi người.