Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 06:50 (GMT+7)

LHQ quan ngại về lệnh đóng băng viện trợ của Tổng thống Mỹ D. Trump

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 4/2, một số cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng gần như toàn bộ viện trợ nước ngoài, nhấn mạnh rằng động thái này đang gây ra "tình trạng hỗn loạn" trong các hoạt động viện trợ nhân đạo mà LHQ đang và sẽ triển khai.

LHQ quan ngại về lệnh đóng băng viện trợ của Tổng thống Mỹ D. Trump

Ngay sau khi nhậm chức vào tháng trước, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài của Mỹ trong 90 ngày. Sau đó, Chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành lệnh miễn trừ đối với lương thực - thực phẩm và các loại viện trợ nhân đạo khác, các tổ chức cứu trợ nhân đạo của LHQ cho biết phương hướng hành động của họ chịu tác động nghiêm trọng, theo đó ảnh hưởng đến cộng đồng những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Trả lời báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) - ông Jens Laerke bày tỏ quan ngại: “Thành thật mà nói, tình hình đang rất hỗn loạn. Chúng tôi không nhận được hướng dẫn rõ ràng từ chính quyền Mỹ về những hạng mục viện trợ bị cắt giảm".

Ngoài sắc lệnh ký ngay sau khi nhậm chức, ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng cũng gây nhiều lo lắng với bước đi mới nhất khi ngày 4/2 xác nhận kế hoạch đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đồng thời ký văn bản dừng hợp tác với một số tổ chức trong LHQ.

Là cơ quan viện trợ cho các chương trình y tế và khẩn cấp ở những khu vực nghèo nhất thế giới, USAID từ lâu đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều cơ quan và chương trình viện trợ của LHQ.

Trong khi đó, Mỹ lâu nay cũng là nước đóng góp nhiều nhất cho viện trợ nước ngoài của LHQ. Theo người phát ngôn LHQ Alessandra Vellucci, trong năm 2024, Washington đóng góp khoảng 14 tỷ USD, tương đương 47% tổng ngân sách của LHQ dành cho viện trợ nhân đạo toàn cầu. Theo ông Vellucci, từ nhiều năm qua, OCHA và các tổ chức khác của LHQ đã nỗ lực mở rộng nguồn viện trợ trong bối cảnh nhu cầu gia tăng.

Cùng chuyên mục

Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Indonesia đẩy mạnh nỗ lực chẩn đoán ung thư sớm
Ngày 4/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Harbuwono cho biết chính phủ nước này đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về ung thư 2024–2034 trên cơ sở xem xét tỷ lệ các ca bệnh gia tăng và gánh nặng phát sinh đối với ngành y tế.
Canada tiếp tục thắt chặt việc cấp giấy phép du học cho sinh viên
Ngày 24/1, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) thông báo sẽ tiếp tục giới hạn số lượng sinh viên quốc tế mới được phép nhập cảnh vào nước này trong năm nay, khi chính phủ đang nỗ lực giảm bớt áp lực về nhà ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác.

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.