Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 06/12/2023 07:00 (GMT+7)

Làm thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời gian tới, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước theo Luật Căn cước. Vậy, việc làm thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được quy định thế nào?

Làm thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi như thế nào?
Ảnh minh họa.

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo Luật Căn cước mới được Quốc hội thông qua. Kể từ ngày 01/7/2024, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên bắt phải làm thẻ căn cước.

Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Thẻ căn cước được cấp trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi phải cấp đổi có giá trị sử dụng đến độ tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo.

Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên Cổng dịch vụ công hoặc thực hiện trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.

Đối với người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi, khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước, cha, mẹ hoặc người giám hộ đưa người làm thẻ đến cơ quan cấp thẻ căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học.

Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi kê khai, ký, thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó theo quy định.

Cũng theo Luật sư, việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính, phát huy được giá trị của việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và tiện ích của thẻ căn cước định danh điện tử.

Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi đem lại các tiện ích việc xác thực thông tin cá nhân; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo, thiết lập bản đồ số dân cư; giảm chi phí trong thực hiện công tác chuyển đổi số; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho công dân tham gia được các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch thiết yếu phục vụ cuộc sống.

Thẻ căn cước cấp cho người dưới 14 tuổi không thay thế cho việc cấp giấy khai sinh. Ủy ban nhân dân xã vẫn thực hiện cấp giấy khai sinh cho công dân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Việc sử dụng giấy khai sinh với kích thước của tờ A4, dễ rách nát, hư hỏng, khó bảo quản và chỉ được cấp một lần trong suốt cuộc đời; giấy này chỉ có các biện pháp bảo mật, chống làm giả sơ sài, lạc hậu, dễ bị làm giả và chứa được rất ít thông tin nên sẽ gây rất nhiều khó khăn, bất tiện cho công dân.

Trong khi đó, thẻ căn cước cấp cho người dưới 14 tuổi với kích thước nhỏ gọn, chất liệu tốt, tính bảo mật, bảo an cao và còn được tích hợp thêm rất nhiều thông tin khác theo nhu cầu của công dân sẽ mang lại nhiều tiện ích trong việc đi lại, học tập, khám chữa bệnh và thực hiện các giao dịch khác trong đời sống hàng ngày.

Khi sử dụng thẻ căn cước đã được tích hợp thêm các thông tin trên giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp thì sẽ tiết kiệm được các chi phí liên quan đến việc sao y, chứng thực, bảo quản các loại giấy tờ.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.